Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải

Chiều 21/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) chủ trì phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia,

trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì phiên họp.

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Dự phiên họp tại điểm cầu các địa phương có lãnh đạo 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải ảnh 2
Các địa phương dự phiên họp trực tuyến.

Báo cáo và ý kiến các đại biểu đánh giá, để thực hiện thành công các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án.

Kể từ sau cuộc họp Ban Chỉ đạo lần thứ ba vào ngày 16/11/2022, công việc đã có nhiều tiến bộ, cho thấy việc tổ chức các phiên họp, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ là hết sức cần thiết. Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với các địa phương và bộ, ngành liên quan, kiểm tra việc triển khai các dự án, đã chỉ đạo về quy hoạch, chất lượng, tiến độ, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Đồng thời các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt trong tổ chức triển khai, tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan, kết quả đến nay cơ bản đáp ứng các kế hoạch đề ra.

Các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2 (2021 – 2025) cơ bản đáp ứng yêu cầu khởi công, nhiều địa phương đã bàn giao mặt bằng vượt yêu cầu. Bộ GTVT đã hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần giai đoạn 2 vào ngày 1/1/2023, đến nay đã ký hợp đồng toàn bộ các gói thầu để tổ chức thi công đồng loạt theo đúng Nghị quyết của Chính phủ; cuối năm 2022 đã đưa vào khai thác đoạn Cam Lộ - La Sơn, thông xe kỹ thuật đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. ACV và Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công dự án nhà ga hành khách T3 và tuyến đường kết nối Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất…

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải ảnh 3
Đại diện các bộ, ngành báo cáo tại phiên họp.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo đã cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dành trọn 6 ngày Tết Nguyên Đán Quý Mão (từ Mùng 4 đến Mùng 9) trực tiếp kiểm tra các dự án từ Bắc tới Nam trên 4 lĩnh vực chính của ngành GTVT (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải) và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia các dự án, các đơn vị sản xuất kinh doanh vận tải, người dân tại các khu tái định cư, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Qua đó, đã động viên, tạo động lực rất mạnh mẽ, khích lệ tinh thần quyết tâm vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp, không quản ngại khó khăn, vất vả để triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Các công trường, các dự án được kiểm tra, thị sát đều có khí thế quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại; tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không, đặt biệt là cảng hàng không trọng điểm; đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc).

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp nối Hội nghị về phân bổ, giải ngân đầu tư công sáng cùng ngày 21/2, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT tổ chức phiên họp thứ tư để tiếp tục tạo niềm tin, khí thế triển khai công việc, thúc đẩy phong trào thi đua "đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí".

Ghi nhận công việc đã có nhiều tiến bộ sau phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng hoan nghênh các địa phương nhìn chung đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong triển khai nhiệm vụ. Đặc biệt, Hà Nội, TPHCM và các tổ công tác đã nỗ lực triển khai 2 dự án vành đai 3 TPHCM và vành đai 4 Vùng Thủ đô, nhất là đã làm quyết liệt, bài bản công tác giải phóng mặt bằng, tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân. Các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Đồng Nai… cũng triển khai tích cực công tác này.

Hiện, danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT gồm 21 dự án lớn với khoảng 70 dự án thành phần. Thủ tướng cho biết sắp tới, sẽ bổ sung thêm một số dự án cao tốc tại khu vực miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL và từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ vào danh mục dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT để triển khai các tuyến cao tốc kết nối đồng bộ trên cả nước theo trục dọc Bắc – Nam và trục ngang Đông Tây, phấn đấu tới năm 2025, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) xuống tới Cà Mau.

Khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan và và nhất là Ban Chỉ đạo quốc gia phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, tạo thành khí thế, phong trào, xu thế với tinh thần thi đua cao nhất có thể. Thủ tướng nhấn mạnh, ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên để người khác làm, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, cơ quan, ban, ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 6 yêu cầu sau trong quá trình triển khai dự án: Thứ nhất, phải bảo đảm chất lượng; thứ hai, phải bảo đảm tiến độ; thứ ba, phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái; thứ tư, không được đội vốn bất hợp lý; thứ năm, chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm; thứ sáu, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh: Chính sách với đồng bào nên “cho vay” chứ không “cho không”

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh: Chính sách với đồng bào nên “cho vay” chứ không “cho không”

Dự phiên thảo luận ở tổ trong ngày 25/5 về đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã chỉ rõ một số bất cập, khó khăn khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là tại khu vực đặc thù vùng cao, miền núi.

Bát Xát: Hơn 120 đại biểu được tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bát Xát: Hơn 120 đại biểu được tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 25/5, Huyện ủy Bát Xát phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch năm 2023 và quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 27/1/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai.

Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội

Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội

Sáng 25/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội, trước khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và thảo luận về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) trong phiên họp tại hội trường vào buổi chiều.

Tiếp tục chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Tiếp tục chính sách giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% theo Nghị quyết của Quốc hội như đề nghị của Chính phủ nhằm mục đích tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm và sản xuất, kinh doanh hiện gặp nhiều khó khăn.

Lan tỏa các mô hình học và làm theo Bác

Lan tỏa các mô hình học và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thành phố Lào Cai đã và đang duy trì, nhân rộng nhiều mô hình học tập, làm theo gương Bác, góp phần lan tỏa những cách làm hay, sáng tạo và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Chủ tịch hội phụ nữ nhiệt tình, trách nhiệm

Chủ tịch hội phụ nữ nhiệt tình, trách nhiệm

Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, quan tâm chăm lo đời sống hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn - đó là những đức tính nổi bật của chị Nông Thị Nghì - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Bản Lầu (huyện Mường Khương).

fb yt zl tw