Tiếp tục quan tâm các chính sách phát triển giáo dục mầm non

LCĐT - Sáng 20/10, tại thủ đô Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Dự hội nghị có Tiến sĩ Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiếp tục quan tâm các chính sách phát triển giáo dục mầm non ảnh 1
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tiến sĩ Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Qua 2 năm thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP với các chính sách phát triển giáo dục mầm non đã đem lại kết quả hết sức tích cực: Cơ sở vật chất trường, lớp học được tăng cường, các cơ sở giáo dục mầm non được hỗ trợ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập ở các địa bàn có khu công nghiệp được hỗ trợ.

Theo tổng hợp số liệu báo cáo từ 40 tỉnh đã ban hành chính sách, có hơn 86.000 trẻ em là con công nhân làm việc trong khu công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng. Tính đến hết năm học 2021 - 2022, toàn quốc có 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, tổng kinh phí gần 561 tỷ đồng; 4.666 giáo viên mầm non đủ điều kiện được nhận hỗ trợ chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp và chính sách hỗ trợ tài liệu, chi phí tập huấn đối với giáo viên mầm non dân lập, tư thục;  2.272 trường mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập ở địa bàn khó khăn, với kinh phí đã thực hiện là 157,9 tỷ đồng…

Tiếp tục quan tâm các chính sách phát triển giáo dục mầm non ảnh 2
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai Dương Bích Nguyệt báo cáo tại hội nghị.

Tại Lào Cai, tính đến tháng 5/2022, tổng số trẻ em được hưởng chính sách là 60.418 trẻ; số tiền đã chi trả là trên 45 tỷ đồng (năm học 2020 - 2021, số trẻ được hỗ trợ là 30.610 trẻ với tổng số tiền trên 18 tỷ đồng; năm học 2021 - 2022 có 29.808 trẻ được hỗ trợ với tổng số tiền trên 27,3 tỷ đồng). Đặc biệt, tỉnh đã ban hành và thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ nhà trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi quy định tại Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương đã báo cáo, đề xuất xung quanh các nội dung: Công tác đầu tư, quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non; chính sách khuyến khích xã hội hóa trong giáo dục mầm non và hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển giáo dục mầm non; kinh nghiệm trong tham mưu ban hành chính sách địa phương; chính sách đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp, đông lao động; quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ giáo dục mầm non không sử dụng ngân sách nhà nước... ; thực hiện chính sách hỗ trợ đối với giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phối hợp liên ngành trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

Tiếp tục quan tâm các chính sách phát triển giáo dục mầm non ảnh 3
Nghị định 105/2020/NĐ-CP góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thời gian tới cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non, trong đó có Nghị định số 105; tăng cường công tác phối hợp liên ngành (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...) để tuyên truyền, phổ biến biến kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, vận động các tổ chức tham gia hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non.

Các địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, các quy định về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm, bố trí dành quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non trong kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương, đặc biệt là địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất; ngành giáo dục phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và giáo viên mầm non và các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ở khu vực có khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 105 và Nghị định số 145…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw