Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tóm tắt tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội năm 2023.

Về cơ bản, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Các cơ quan của Quốc hội đã phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hoặc còn những vướng mắc, bất cập, có thể tạo ra kẽ hở trong công tác quản lý cần được rà soát, hoàn thiện. Có văn bản còn nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật gây khó khăn trong triển khai thực hiện.

Theo báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, vẫn còn nhiều văn bản quy định chi tiết được ban hành chậm hơn so với thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết. Cụ thể, trong số 325 văn bản được giám sát, có 32 văn bản ban hành chậm hơn thời điểm có hiệu lực thi hành của luật, pháp lệnh, nghị quyết; trong đó văn bản chậm ít nhất là 14 ngày, văn bản chậm nhiều nhất là 35 tháng 24 ngày, một số văn bản chậm từ 22 đến 25 tháng. Ngoài ra, có 83 điều, khoản thuộc 24 luật, 1 pháp lệnh, 5 nghị quyết giao quy định chi tiết nhưng chưa ban hành văn bản…

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan còn chưa được thực hiện thường xuyên, chưa chủ động, kịp thời phát hiện, kiến nghị cơ quan ban hành văn bản khắc phục những thiếu sót, sai phạm trong việc ban hành văn bản và báo cáo kết quả khắc phục đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định. Tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại. Vẫn còn nợ đọng văn bản, văn bản có nội dung chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đã được kết luận, kiến nghị hướng xử lý cụ thể trong kỳ giám sát trước nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục…

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường kiểm soát nội dung giao quy định chi tiết trong các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh được giao chủ trì thẩm tra; trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết cần xác định rõ phạm vi, nội dung giao quy định chi tiết theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tổng hợp kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Các ý kiến cơ bản đồng tình với báo cáo tóm tắt tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023 do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày; đồng thời phát biểu, bổ sung một số nội dung về kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách, phục vụ hoàn thiện báo cáo chính thức.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, việc tiến hành giám sát một số cơ quan vẫn còn hạn chế. Do vậy trên cơ sở kết quả giám sát lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Phát huy vai trò của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội trong việc giúp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, cần xác định rõ nội dung phạm vi được giao quy định chi tiết theo đúng quy định của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật; xem xét đánh giá số lượng và chất lượng của dự thảo văn bản quy định chi tiết kèm theo hồ sơ, tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết để hạn chế việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết. Đồng thời, chủ động giám sát, đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng thực hiện đúng tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Kết hợp hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật với giám sát khác như giám sát chuyên đề, tổ chức giải trình, xem xét đơn thư, khiếu nại tố cáo và công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật để đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể hơn về nội dung văn bản, đặc biệt là tính khả thi, cũng như tác động về kinh tế-xã hội việc chậm ban hành các văn bản hoặc ban hành các văn bản không hợp hiến, không đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Sau phiên họp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các cơ quan có liên quan, trao đổi ý kiến với Hội đồng Dân tộc, các cơ quan có liên quan về các vấn đề cần bổ sung, hoàn chỉnh, làm rõ để xây dựng báo cáo đồng bộ, thống nhất, đầy đủ thông tin của các cơ quan, gửi đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan thực hiện. Đối với các lĩnh vực phát hiện có sai sót, mâu thuẫn, chồng chéo, không khả thi, các cơ quan phát hiện cần trực tiếp làm việc với các cơ quan để xử lý, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw