Tiếp tục đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Quốc hội khoá XV vừa kết thúc tốt đẹp Kỳ họp thứ 6 - một kỳ họp tiếp tục ghi dấu ấn đổi mới, sáng tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Sau 22,5 ngày làm việc sôi nổi, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6. Quốc hội khóa XV đã khép lại, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Với tỷ lệ tán thành rất cao, Quốc hội thông qua 07 dự án luật gồm: Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông (sửa đổi); 09 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 08 dự án luật khác; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết chung của kỳ họp.

Kỳ họp thứ 6. Quốc hội khóa XV đã khép lại, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Đáng chú ý, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng, nhiều kiến nghị, giải pháp khả thi, thiết thực để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả, chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 02 dự án Luật này, Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến rất xác đáng, đồng thời đã cân nhắc thận trọng nhiều mặt và quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp gần nhất để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi của các luật này sau khi được ban hành.

Một nội dung luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri và nhân dân cả nước là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Với 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 152 lượt đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 38 lượt đại biểu tranh luận, đã ghi nhận con số kỷ lục từ trước đến nay.

Với 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 152 lượt đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 38 lượt đại biểu tranh luận, đã ghi nhận con số kỷ lục từ trước đến nay.

Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội. Với phạm vi chất vấn rất rộng, liên quan đến 21 lĩnh vực, gồm những vấn đề lớn, quan trọng, phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, các vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, các vấn đề được các đại biểu Quốc hội lựa chọn làm nội dung chất vấn là “trúng và đúng”, vừa có tính thời sự, cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.

Khi nhắc đến điều làm nên thành công của kỳ họp này cũng cần nhắc đến không khí tranh luận tại nghị trường đã được nâng lên một bước. Dù tranh luận, phản biện không còn là điểm mới của các phiên thảo luận tại hội trường nhưng so với kỳ họp trước, kỳ họp này việc tranh luận diễn ra sôi nổi hơn, số đại biểu giơ biển tranh luận ngày càng nhiều.

Qua đây, nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, bức xúc về kinh tế - xã hội đã được kịp thời xem xét, giải quyết; nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đề ra, trong đó, đã kịp thời điều chỉnh một số quy định hiện hành chưa phù hợp, tháo gỡ các tồn tại, bất cập trước mắt và cả những vấn đề có tính chiến lược, căn cơ, lâu dài, tiếp tục kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật; nhờ vậy, nhiều lĩnh vực có chuyển biến tích cực, góp phần vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua các dự án Luật, Nghị quyết.

Những kết quả này tiếp tục khẳng định chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt hiệu quả, thể hiện đậm nét tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch và là một khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành một cách chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và nghiêm túc theo đúng nội dung quy trình, thủ tục được quy định tại Nghị quyết 96/2023/QH 15 của Quốc hội.

Có thể thấy, với khối lượng công việc của Kỳ họp thứ 6 rất lớn, nhiều vấn đề khó, phức tạp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội, song với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Qua mỗi một Kỳ họp, với tinh thần tiếp tục đổi mới và luôn tự hoàn thiện, Quốc hội có thêm bài học quý để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn và sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân. Điều đó được thể hiện qua việc Quốc hội đã linh hoạt điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình kỳ họp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và kết thúc thời gian kỳ họp như dự kiến.

Nhìn vào khối lượng công việc mà kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành, có thể thấy rằng, Quốc hội đã lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri Nhân dân, lắng nghe “hơi thở cuộc sống” để vận dụng tối đa tính linh hoạt, trách nhiệm cao trong hoạt động, trí tuệ từ mỗi một đại biểu Quốc hội và nhân lên thành sức mạnh tổng hợp.

Để các luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 nhanh chóng đi vào cuộc sống và sớm phát huy hiệu quả, vấn đề đặt ra là cần khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai các luật, nghị quyết đã được thông qua; thể chế hóa kịp thời các chính sách. Cùng với đó, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm cùng với cử tri cả nước đồng sức, đồng tâm cùng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành nỗ lực vượt lên mọi khó khăn, thách thức, để hoàn thành cao nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, bước vào năm 2024 - năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng./.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 7 xã mới của huyện Bát Xát sau khi sáp nhập

[Infographic] 7 xã mới của huyện Bát Xát sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 20 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bát Xát (gồm 19 xã và 1 thị trấn) để thành lập 7 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bát Xát, Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, A Mú Sung, Trịnh Tường, Bản Xèo.

Đoàn công tác Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản

Đoàn công tác Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản

Sáng 8/5, Đoàn công tác Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Mã Én Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhân Đại lễ Phật đản Vesak, Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

Sáng 8/5, tại tỉnh Yên Bái, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, công tác hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bảo Yên sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bảo Yên sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bảo Yên (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm: Bảo Yên, Nghĩa Đô, Thượng Hà, Xuân Hòa, Phúc Khánh, Bảo Hà.

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp

Ngày 7/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch 47/KH-MTTQ-BTT tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lào Cai về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Xây dựng Đề án, lộ trình từng bước tiến tới miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030 - 2035

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 về Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

[Infographic] 6 xã mới của huyện Bắc Hà sau khi sáp nhập

Ngày 26/4/2025, HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Nghị quyết 37/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai năm 2025. Theo đó, sắp xếp 19 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bắc Hà (gồm 18 xã và 1 thị trấn) để thành lập 6 đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm Bắc Hà, Cốc Lầu, Bảo Nhai, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, Lùng Phình.

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ, chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.

fb yt zl tw