Tiếp sức đến trường, mở cánh cửa tri thức cho trẻ em khuyết tật 10 tỉnh biên giới vùng cao

Hiện cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật, trong đó hơn 2.260.000 là trẻ em. Hơn 90% trẻ khuyết tật thiếu điều kiện tiếp cận ít nhất hai dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin, hội nhập...

Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, hầu hết trẻ khuyết tật dưới 17 tuổi, mang những khiếm khuyết về vận động, thính giác, ngôn ngữ, thị giác, trí tuệ… đến từ các hộ nghèo đa chiều, sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Họ rất cần sự hỗ trợ từ xã hội để có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng.

Những thông tin trên được đưa ra tại lê phát động Chương trình "Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường" do Quỹ vì Trẻ em khuyết tật Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Cổng thông tin Nhân đạo Quốc gia 1400 tổ chức sáng nay - 31/5 tại Hà Nội.

Các đại biểu tại chương trình 'Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường'.

Bà Dương Thị Bích Diệp - Chủ tịch Quỹ Vì trẻ em Khuyết tật Việt Nam cho biết trước thực trạng đáng báo động về quyền tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật vùng cao, chương trình "Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường" được phát động nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm cả nước chung tay ủng hộ nguồn lực để hiện thực hóa ước mơ đến trường của 1.000 trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng và mong muốn được đi học, với mức hỗ trợ mỗi em 2 triệu đồng.

Món quà trên nhằm giúp các em đóng học phí hoặc mua trang thiết bị và sinh hoạt phí trong quá trình học tập của năm học 2024 - 2025. Trẻ thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình là các trẻ khuyết tật trên địa bàn 10 tỉnh biên giới vùng cao, trong độ tuổi đi học, có khả năng và mong muốn đi học, có giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo của địa phương nơi trẻ sinh sống hoặc xác nhận của trường nơi trẻ đang học tập.

Theo bà Diệp dù được bảo vệ bởi công ước quốc tế, nhà nước, chính phủ quan tâm, nhưng trẻ em khuyết tật vẫn luôn là những đứa trẻ thiệt thòi nhất trong những người thiệt thòi, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp cận giáo dục.

Chương trình nhằm vận động nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức và nhân dân cả nước cùng chung tay ủng hộ, gây quỹ tặng 1000 phần quà cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng và mong muốn đi học thuộc 10 tỉnh biên giới vùng cao: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông hiện thực hóa ước mơ được đi học trong năm học mới 2024 - 2025.

Bên cạnh mục tiêu gây quỹ hỗ trợ về vật chất, chương trình mong muốn kêu gọi sự quan tâm chia sẻ, đồng hành của cộng đồng, gia đình và chính quyền địa phương đối với quyền bình đẳng được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật để các em có thể tự tin vững bước trên con đường phía trước như mọi chủ nhân tương lai của đất nước.

Bà Dương Thị Bích Diệp (áo dài xanh) giới thiệu tranh của các em khuyết tật đến các đại biểu tham dự chương trình.

Ủng hộ bằng hình thức qua tin nhắn qua đầu số 1407 của Cổng Nhân đạo Quốc gia 1400; Mỗi tin nhắn TEKT gửi 1407 đã đóng góp 20.000 đồng giúp đỡ trẻ khuyết tật có cơ hội đến trường. Chương trình nhắn tin được thực hiện từ 00h giờ ngày 25.5 đến 24 giờ ngày 23.7.

Chủ tịch Quỹ Vì trẻ em Khuyết tật Việt Nam Dương Thị Bích Diệp cho biết, đây là chương trình định kỳ hàng năm và hỗ trợ xuyên suốt, lâu dài cho các em nhỏ khuyết tật- đối tượng thụ hưởng của chương trình từ lúc đi học cho tới lúc chuẩn bị học nghề và tự lực làm kinh tế nuôi bản thân trong tương lai...

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw