Tiếp sức cho trẻ khuyết tật đến trường

Quỹ vì Trẻ em khuyết tật Việt Nam – Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 phát động Chương trình “Tiếp sức trẻ khuyết tật đến trường”.

Chương trình nhằm vận động nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức và nhân dân cả nước cùng chung tay ủng hộ, gây quỹ tặng 1.000 phần quà cho trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng và mong muốn đi học thuộc 10 tỉnh biên giới vùng cao: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông hiện thực hóa ước mơ được đi học trong năm học mới 2024 - 2025, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/em.

Cô giáo Hoàng Thị Vỵ (người dân tộc Cao Lan ở thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) dạy chữ và hỗ trợ chăm sóc trẻ bị khuyết tật.
Cô giáo Hoàng Thị Vỵ (người dân tộc Cao Lan ở thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) dạy chữ và hỗ trợ chăm sóc trẻ bị khuyết tật.

Mức hỗ trợ trên nhằm giúp các em đóng học phí hoặc mua trang thiết bị và sinh hoạt phí trong quá trình học tập của năm học 2024 - 2025. Đối tượng hỗ trợ của chương trình là các em khuyết tật trên địa bàn 10 tỉnh biên giới vùng cao, trong độ tuổi đi học, có khả năng và mong muốn đi học, có giấy chứng nhận hộ nghèo/cận nghèo của địa phương nơi trẻ sinh sống hoặc xác nhận của trường nơi trẻ đang học tập.

Bên cạnh mục tiêu gây quỹ hỗ trợ về vật chất, chương trình mong muốn kêu gọi sự quan tâm chia sẻ, đồng hành của cộng đồng, gia đình và chính quyền địa phương đối với quyền bình đẳng được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật để các em có thể tự tin vững bước trên con đường phía trước.

Để ủng hộ cho chương trình, các nhà hảo tâm nhắn tin qua đầu số 1407 của Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400. Mỗi tin nhắn TEKT gửi 1407, sẽ đóng góp 20.000 đồng giúp đỡ trẻ khuyết tật có cơ hội đến trường. Chương trình nhắn tin được thực hiện từ 0 giờ ngày 25/5 đến 24 giờ ngày 23/7. Ngoài ra, các tập thể, cá nhân ủng hộ chương trình có thể theo dõi danh sách ủng hộ tại tài khoản 2024 trên trang website chính thức của Quỹ vì Trẻ em khuyết tật Việt Nam https://vitreemkhuyettat.org/.

Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 8 triệu người khuyết tật, trong đó hơn 2 triệu là trẻ em. Đáng lo ngại là hơn 90% trẻ khuyết tật thiếu điều kiện tiếp cận ít nhất hai dịch vụ xã hội cơ bản, như: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, hội nhập xã hội và môi trường sống an toàn.

Hầu hết trẻ khuyết tật dưới 17 tuổi, mang những khiếm khuyết về vận động, thính giác, ngôn ngữ, thị giác, trí tuệ… đến từ các hộ nghèo đa chiều, sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các em rất cần sự hỗ trợ từ xã hội để có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng.

Dù đối mặt với những hạn chế về thể chất, các em vẫn luôn mong muốn học hỏi, sống một cuộc đời trọn vẹn, hòa nhập cộng đồng. Mỗi món quà hỗ trợ như những chiếc chìa khóa kỳ diệu, mở ra cánh cửa đến với thế giới tri thức, giúp các em vượt qua rào cản của khuyết tật, tự do khám phá và hòa nhập với cộng đồng.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw