Tiếng hát Mường Hoa

Tiếng hát Mường Hoa là tập thơ song ngữ Việt - Mông, tập hợp những bài thơ mới sáng tác của nhà thơ Pờ Sảo Mìn do tác giả Vàng A Giang biên dịch, hiệu đính tiếng Mông.

tap-tho-tieng-hat-muong-hoa-9239.jpg
Tập thơ song ngữ Tiếng hát Mường Hoa do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2023.

Đúng như tựa của tập sách, Tiếng hát Mường Hoa là tiếng nói của nhà thơ - người con Pa Dí - người sinh ra, lớn lên và sống gần tám mươi năm qua ở Mường Khương, vùng đất mà ông yêu thương:

Xin mời những người đẹp

Lên quê anh một lần và những lần…chắc các em sẽ nhớ và yêu

Mảnh đất Mường Khang - Mường Gang - Mường Thép - Mường Hoa

(Tiếng hát Mường Hoa)

Tập thơ không dài, chưa đầy 200 trang, bao gồm 44 bài do tác giả Pờ Sảo Mìn sáng tác và 8 bài của những người bạn văn chương yêu mến viết tặng chàng trai của “Cây hai ngàn lá”. Tuy không phân chia cụ thể, song có thể thấy tập thơ cơ bản chia làm 3 phần.

Phần 1 dành cho những người thân yêu, được viết bởi giọng thơ mang đậm chất Pờ Sảo Mìn, vừa trữ tình lại có chút dí dóm. Bạn đọc nếu đã từng gặp nhà thơ hẳn sẽ mường tượng ra ánh mắt, gương mặt của ông khi viết những dòng này:

Tên anh là Nhàn nào anh có nhàn đâu

Đôi vai gầy anh gánh hai chị

Vai trái mang chị cả vai phải vác chị hai

Đông lít nhít một đàn con cháu

(Anh Nhàn)

Phần 2 là 8 bài thơ ba câu không vần như là cách người viết giữ lại những ý tưởng mới nhú lên để nó không chạy vụt mất. Cách viết không dùng các dấu câu suốt cả bài thơ càng khiến sự cầm giữ trở nên rõ nét.

Đã ngàn năm rồi dòng họ Pờ Pa Dí của tôi

Làng bản cheo leo trên núi đầy mây đầy nắng tiếng cười tiếng hát theo đàn tròn trong veo

Suốt chiều dài biên cương tổ quốc… Mường Khương mảnh đất thân thuộc của tôi yêu

(Bài thứ nhất)

Như rất nhiều người già thường hay ngoái nhìn lại quá khứ, Tiếng hát Mường Hoa có khá nhiều hồi ức:

Xuân ngày ấy tôi mười bảy mười tám

Phóng lên rừng chặt cây to xẻ gỗ làm nhà

Xuân ngày ấy ngày hè xuôi bè sông chảy bắt cá

Còn nằm mơ vật nhau với bò tót bên Tây.

(Xuân ngày ấy và xuân hôm nay)

Cả tập thơ cho thấy dù không còn sung sức trong sáng tác, song những đặc điểm nổi trội về phong cách thơ Pờ Sảo Mìn vẫn còn nguyên vẹn. Sự trữ tình, dí dỏm, nhân hậu và tình yêu rộng lớn của ông vẫn phảng phất trong mỗi câu thơ, mỗi tứ thơ. Những tình cảm của nhà thơ lại được chắp cánh bởi cách chuyển ngữ của một người cũng là nhà thơ – Vàng A Giang.

1-9508.jpg
Nhà thơ Pờ Sảo Mìn và dịch giả Vàng A Giang trong một dịp gặp gỡ.

Chia sẻ về quá trình dịch tập thơ này Vàng A Giang cho biết, anh đã gặp nhà thơ Pờ Sảo Mìn lần đầu tiên vào năm 2022 và hai người nhanh chóng trở thành tri kỷ.

Phải mất gần năm tháng để dịch tác phẩm này, bởi Vàng A Giang có ít thời gian vì bận việc mưu sinh. Vàng A Giang chỉ tranh thủ dịch trong những lúc được "xả hơi"...

Vàng A Giang tâm sự: Tôi may mắn được ông chọn làm người dịch cho tập thơ này, một phần tôi nghĩ vì cùng là người làm thơ nên ít nhiều có sự đồng cảm trong câu chữ. Vì đây là lần đầu tiên tôi dịch một tác phẩm đúng nghĩa, hơn nữa đây lại là một nhà thơ có tiếng nên tôi thấy khá lo lắng. Vì như chúng ta đã biết, thơ vốn đa thanh phức điệu, nhiều tầng nghĩa nên việc dịch làm sao để tác phẩm vẫn giữ được hồn cốt như nguyên bản, đòi hỏi rất nhiều ở người dịch. Khi dịch, tôi chú ý nhất là việc dụng chữ! Ví dụ thêm chữ này, bớt chữ kia để làm sao câu thơ đầy đủ, bao hàm được nhiều nghĩa, truyền tải được ý tưởng (tư tưởng, nghệ thuật) của tác giả. Trong suốt quá trình dịch tôi và tác giả luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có những câu từ tôi phải trao đổi thật kĩ với tác giả để có thể lọc được từ ngữ phù hợp nhất.

"Qua dịch những bài thơ của nhà thơ Pờ Sảo Mìn tôi thấm thía hơn về một người con Pa Dí luôn đau đáu về văn hóa dân tộc mình. Điều đó làm tôi ấn tượng sâu sắc. Dịch tác phẩm của ông cũng giúp tôi hiểu hơn về thơ ông: một hồn thơ phóng khoáng như gió núi, thủ thỉ tâm tình như dòng sông Chảy uốn lượn dọc biên cương; giúp tôi hiểu hơn về một nhà thơ nhiều suy tư về nhân tình thế thái và trên hết là tình yêu quê hương đất nước của một người con Pa Dí. Đó là niềm cảm hứng lớn, là trăn trở lớn của người viết mà tôi học được từ nhà thơ Pờ Sảo Mìn” - Vàng A Giang chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Phát huy di sản văn hóa dân tộc qua nghệ thuật biểu diễn

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những hình thức để truyền tải thông điệp về di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bằng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai đã tập trung xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân, đồng thời quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Lào Cai đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Viết cho ngày tình yêu

Viết cho ngày tình yêu

Khi chúng ta yêu, chúng ta có mùa xuân, như đang trở về tuổi thanh xuân. Tình yêu ấy chưa bao giờ cũ đi, chưa bao giờ tàn lụi mà luôn lấp lánh như giọt sương dưới ánh nắng ban mai của mối tình đầu đầy thi vị…

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Lào Cai rộn rã chào Xuân mới

Chương trình nghệ thuật “Chào Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025” tổ chức vào tối 28/1, tức 29 tháng Chạp tại Quảng trường phố đi bộ, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đã thực sự trở thành “bữa tiệc” văn hóa với những thanh âm rộn rã, sôi nổi chào Xuân.

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Sống cùng nghệ sỹ những ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, ai cũng muốn trở về nhà sắm sửa, chuẩn bị Tết, sum họp với gia đình để cùng bước qua năm cũ, đón chào năm mới. Thế nhưng, với ca sỹ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh thì đây lại là thời điểm bận rộn, tất bật với công việc nhất.

fb yt zl tw