Thực hành, quảng bá nét đẹp chuẩn mực của di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu

 Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội thảo - Thực hành di sản Kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO (2003- 2023), đánh giá hiệu quả thực hiện công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa diễn ra tại tỉnh Nam Định, các đại biểu đã tham dự phần thực hành di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại các địa điểm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Nấp, Phủ Bóng, thuộc địa bàn hai huyện Ý Yên và Vụ Bản.

Với những giá hầu chuẩn mực, giữ đúng lề lối của giá trị truyền thống, theo đúng tinh thần di sản mà UNESCO đã ghi danh, các nghệ nhân tham gia thực hành di sản tại các địa điểm đền, phủ trong khuôn khổ Hội nghị- Hội thảo cũng đã chia sẻ những quan điểm, góc nhìn nhằm gìn giữ chuẩn mực, bản sắc, đẩy lùi biến tướng trong thực hành Tín ngưỡng Thờ mẫu Tam phủ của người Việt, những mặt trái hiện đang xuất hiện ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức.

Thực hành di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại các địa điểm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Nấp, Phủ Bóng, thuộc địa bàn hai huyện Ý Yên và Vụ Bản.

NNƯT Đặng Ngọc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; Thủ nhang đền Đông A Linh Từ (Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, việc các nghệ nhân tham gia thực hành di sản trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị- Hội thảo có ý nghĩa thiết thực nhằm khẳng định vai trò, đóng góp của cộng đồng, các nghệ nhân, người thực hành di sản trong việc gìn giữ giá trị truyền thống, chuẩn mực của di sản, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi đang xuất hiện ngày càng nhiều những biến tướng của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nhiều người bắc ghế hầu thánh mà không biết hầu ai.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/Tứ phủ hình thành từ lâu và được hoàn thiện dần thành hệ thống. Đây là tín ngưỡng nội sinh, bản địa với nội dung và hình thức vô cùng độc đáo mang đậm chất dân dã, ít nhiều hòa quyện với chất cung đình thông qua nội dung của các bài hát Chầu văn kết hợp ngũ âm của âm nhạc cổ điển; cùng những lối hát vừa dân gian vừa bác học. Đặc biệt, việc thực hành tín ngưỡng này là những vấn hầu Thánh mà chúng ta thường gọi là hầu đồng.

NNƯT Đặng Ngọc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu tại phủ Tiên Hương.

Theo NNƯT Đặng Ngọc Anh, nghi lễ hầu đồng là đỉnh cao của giá trị nghệ thuật, của văn hóa tâm linh kết hợp hài hòa giữa “hiển” và “mật”, thể hiện qua y phục, vũ đạo, đạo cụ.

Về y phục màu sắc sặc sỡ, chất liệu là gấm vóc thêu thùa cùng đồ phụ kiện tỉ mỉ, tinh xảo. Về vũ đạo thì tư thế, động tác khi hùng dũng, mạnh mẽ; lúc lại khoan thai, đủng đỉnh; có cả sự nhí nhảnh, ngây thơ… Thoáng nhìn tưởng là đơn giản nhưng phân tích ra vô cùng sâu sắc, tạo nên một sự hài hòa giữa cõi hư và cõi thực.

Hơn 40 năm gắn với di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, NNƯT Đặng Ngọc Anh cho rằng, bên cạnh những nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị của di sản trong đời sống cộng đồng, tôn vinh giá trị nhân văn, hướng đến Chân- Thiện- Mỹ thì thực tế còn nhiều biến tướng, lệch chuẩn, trục lợi từ di sản khiến những nghệ nhân tâm huyết với di sản vô cùng trăn trở.

NNƯT Đặng Ngọc Anh thẳng thắn, bản thân ông cảm thấy bức xúc khi phải chứng kiến những biểu hiện lệch lạc này. Thậm chí, có những thanh đồng hầu giá đồng mà “không biết họ đang bắc ghế hầu ai”. Một số thanh đồng mặc trang phục hở hang và múa theo điệu nhạc rock, rap, “phán” những lời lẽ có nội dung rất phản cảm…

"Tôi mong rằng các thanh đồng hãy gìn giữ nét đẹp của hầu đồng, đừng vì những mục đích nào đó mà khiến cho việc thực hành di sản trở nên lệch lạc, biến tướng, mê tín dị đoan…, dần dần mai một và mất đi giá trị truyền thống ", NNƯT Ngọc Anh bày tỏ.

NNƯT Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho biết, trải qua nhiều chục năm gắn với Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của hình thức nghệ thuật dân gian này, bản thân bà luôn tâm niệm phải gìn giữ những giá trị truyền thống của di sản, đặc biệt là những lối cổ trong nghi thức hầu đồng, qua đó quảng bá nét đẹp, giá trị của di sản văn hóa này ra thế giới.

NNƯT Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thực hành di sản.

Theo NNƯT Trần Thị Huệ, trang phục trong nghi lễ hầu đồng, màu đỏ thể hiện các giá trên thượng thiên, màu xanh là các giá trên thượng ngàn, màu trắng thể hiện bên dưới (thoải phủ), màu vàng là quan đệ tứ hoặc các giá chầu 10, màu tím màu lam quan trấn tuần hoặc giá chầu lục và chầu bé hay mặc màu đen... Tuy nhiên, hiện nay trang phục cũng như các lề lối trong thực hành di sản do chịu tác động của nhiều yếu tố nên thay đổi nhiều. Nếu như trước đây vào cửa đền, cửa phủ chỉ nhìn trang phục là biết hầu giá gì thì giờ phải lắng nghe văn hát theo lối gì mới biết được.

Điều làm nghệ nhân Trần Thị Huệ trăn trở là những biến tướng trong thực hành hầu đồng vẫn tồn tại, gây hiểu lầm đây là hình thức “mê tín dị đoan”. Đơn cử, có nhiều tân đồng hầu giá ông Bảy đánh xóc đĩa khiến mọi người hiểu lầm ông Bảy là cờ bạc, xin về cờ bạc. Đáng buồn là những biến tướng đó lại được lan truyền rất nhanh.

Nghệ nhân Trần Thị Huệ mong mỏi Nhà nước thành lập Trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu ở các tỉnh, thành và các chuyên gia thống nhất một quy chuẩn xứng tầm để tôn vinh giá trị tín ngưỡng. Những thanh đồng, đồng cựu có uy tín không chỉ giúp công chúng, đồng tân nhìn nhận đúng đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu để không rơi vào mê tín dị đoan.

Ông Hoàng Minh Quân mong muốn có những giải pháp thiết thực chấn chỉnh biến tướng, lệch lạc.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Minh Quân, Phó Trưởng Ban Phát triển văn hóa Tín ngưỡng và Tôn giáo (Viện Phát triển văn hóa dân tộc) mong rằng, Việt Nam đã có những thành tựu không nhỏ trong việc thực hiện Công ước 2003, đối với Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thì càng cần phát huy hơn nữa.

Mong muốn có những giải pháp thiết thực chấn chỉnh biến tướng, lệch lạc, ông Hoàng Minh Quân đề xuất có cơ chế đặc thù, các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đúng lề lối cùng ngồi lại, thống nhất một cách thức đúng chuẩn theo Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng. Từ đó, hướng dẫn các đệ tử đi vào đường lối bài bản, chuẩn mực, không nhầm lẫn giữa thực hành tín ngưỡng với mê tín dị đoan./.

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw