Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

img-0237.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: TRẦN HẢI).

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, trong khi đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hầu như chẳng có năm nào bình yên. Thủ tướng khẳng định, qua những lần như thế, dân tộc ta, đất nước ta càng trỗi dậy, kinh nghiệm hơn, bản lĩnh hơn để đối phó với những khó khăn, thách thức đang diễn ra.

Trong gần 40 năm Đổi mới cho thấy, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không khó khăn bằng mấy chục năm chiến tranh và bao vây cấm vận. Những năm gần đây có nhiều khó khăn nhưng không thể khó khăn bằng lúc mới Đổi mới - chuyển đổi nền kinh tế từ quan liêu bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; nhưng rồi lúc đó Việt Nam đã đứng lên, vươn lên, trưởng thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).

Chúng ta luôn luôn sẵn sàng đối phó với những việc xảy ra; đất nước trưởng thành, lớn mạnh, đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả trước bất cứ sự kiện gì xảy ra trên thế giới, khu vực. Nói như vậy để xã hội yên tâm, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư yên tâm.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp quan trọng, đó là tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc để vươn lên. Tinh thần là phải “Biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”; cha ông ta đã làm tốt điều này, vì vậy chúng ta phải kế thừa, phát huy và làm tốt hơn thế. Đây là giá trị cốt lõi, giá trị văn hoá của dân tộc ta. Chúng ta cùng nhau tự tin, bản lĩnh để bàn các giải pháp phù hợp.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).
Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).

Thủ tướng nêu rõ, hội nghị này cũng là công việc thường xuyên để cùng nhau mở rộng thị trường, giúp đỡ, tham khảo ý kiến; góp phần tạo xung lực, nguồn lực cho phát triển đất nước.

Thủ tướng đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội quý I năm nay tốt hơn quý I năm trước, tháng sau tốt hơn tháng trước, do đó tăng trưởng kinh tế đạt 6,93%, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; thị trường lao động thích ứng với sự chuyển đổi; kiểm soát lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát.

Đại diện một số hiệp hội, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ tham dự Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).
Đại diện một số hiệp hội, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Hoa Kỳ tham dự Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).

Điều quan trọng nhất là chúng ta đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực, hội nhập quốc tế. Thủ tướng lưu ý nền kinh tế của Việt Nam đang chuyển đổi, Việt Nam là nước đang phát triển; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nhưng có độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế; mọi biến động đều là khó khăn, thách thức nhưng cũng có cơ hội thuận lợi.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế; cơ hội để vươn lên mạnh mẽ hơn, tự lực, tự cường hơn, kiên định, trưởng thành hơn...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).

Chúng ta đã tăng cường tiềm lực cho an ninh quốc phòng; an sinh xã hội đang được thực hiện tốt, nhất là công tác an sinh xã hội, xây dựng căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp; thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hạ tầng giao thông; công tác đối ngoại được triển khai tích cực...

Tại hội nghị này, Thủ tướng mong muốn được lắng nghe ý kiến đánh giá tình hình mới, nhất là liên quan thuế của Hoa Kỳ; phân tích bên cạnh khó khăn thách thức thì có cơ hội thuận lợi không? Chúng ta nắm bắt cơ hội đến đâu để phục vụ phát triển đất nước? Càng khó khăn thì càng phải đoàn kết, chung sức, đồng lòng; Đảng, Nhà nước luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp. Đảng ta không có mục tiêu nào khác là đem lại độc lập, tự do, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Quang cảnh hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: TRẦN HẢI).

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam chỉ có mạnh lên, không cho phép yếu đi dù gặp bất cứ khó khăn gì; khẳng định, dù có khó khăn gì đi nữa cũng không bằng lúc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước; dù khó khăn gì cũng không bằng lúc Đổi mới, lúc đại dịch Covid-19 và chúng ta tin sẽ vượt qua, phải quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho tăng trưởng 2 con số vào những năm tới, góp phần đạt 2 mục tiêu phát triển 100 năm.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải có giải pháp để thoát ra tình thế khó khăn này; kinh nghiệm là phải nắm chắc tình hình, phản ứng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời…

Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu ý kiến (Ảnh: TRẦN HẢI).
Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu ý kiến (Ảnh: TRẦN HẢI).

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, những ngày vừa qua, với tinh thần bình tĩnh, bản lĩnh, chủ động, chúng ta đã có các bước đi nhanh nhạy, khôn khéo và hiệu quả trong ứng phó với việc Hoa Kỳ ban hành chính sách thuế mới.

Cho đến nay, đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Hoa Kỳ, song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất; đặt nền tảng quan trọng cho quá trình đàm phán song phương tới đây.

Hội nghị được truyền trực tuyến tới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Ảnh: TRẦN HẢI).
Hội nghị được truyền trực tuyến tới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Ảnh: TRẦN HẢI).

Trong quá trình này, Bộ Ngoại giao đã cùng với các bộ, ngành liên quan tích cực trao đổi, tiếp xúc với các đối tác Hoa Kỳ; đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát phản ứng, biện pháp của các nước sở tại để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các giải pháp sẵn sàng ứng phó cho mọi kịch bản có thể xảy ra...

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4/4, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Người dày công vun đắp cầu nối hữu nghị, đoàn kết Việt-Lào

Người dày công vun đắp cầu nối hữu nghị, đoàn kết Việt-Lào

Mối quan hệ trong sáng, thủy chung hiếm có là hành trang quý giá của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên con đường phát triển. Điều đó không ngừng được xây đắp bởi lớp lớp thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước, trong đó có đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhà cách mạng lão thành của Đảng NDCM Lào.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phối hợp tháo gỡ, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Buổi làm việc diễn ra chiều 3/4 tại thành phố Lào Cai.

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

3 giờ sáng 3/4/1975, lực lượng của ta đã tiến đến khu vực ngã ba Phi Nôm và chia làm hai mũi: Tiểu đoàn 840 tiến theo đường 21 về thị trấn D’Ran, nhưng địch ở đây đã bỏ chạy, đơn vị nhanh chóng tiếp quản chi khu, quận lỵ và thành lập Ủy ban Quân quản huyện Đơn Dương. Tiểu đoàn 186 theo đường 20 lên Đà Lạt.

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/3/2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.

fb yt zl tw