Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong Lễ hội xuân năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong Lễ hội xuân năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong Lễ hội xuân năm 2025.

Tuyệt đối không tổ chức và tham dự các lễ hội tràn lan, lãng phí

Công điện nêu: Trong dịp Tết, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025 đã và đang diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân tham dự ở các địa phương trên cả nước. Để tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo liên quan, bảo đảm tổ chức các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025 theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của Nhân dân các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương:

a) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định tại Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản khác liên quan.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, Nhân dân và khách du lịch, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về tổ chức và tham dự lễ hội; tuyệt đối không tổ chức và tham dự các lễ hội tràn lan, lãng phí; nhất là lợi dụng để tác động, hoạt động mê tín dị đoan v.v…

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội để trục lợi, tác động tiêu cực, nhất là tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, thu hút đông đảo Nhân dân tham dự.

2- Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

a) Chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương đẩy mạnh công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là trong dịp Lễ hội xuân năm 2025, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

b) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định pháp luật.

3- Bộ trưởng Bộ Công an tăng cường chỉ đạo công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các địa điểm tổ chức lễ hội.

Không tổ chức du xuân, chúc Tết trong giờ làm việc

4- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội trên địa bàn.

b) Yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo và ép giá, ép du khách mua hàng tại các điểm du lịch, lễ hội, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc…

c) Quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về tổ chức, tham dự các hoạt động lễ hội; bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nêu cao tinh thần nêu gương của cán bộ, công chức, đảng viên.

5- Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thủ trưởng các cơ quan trung ương; các đoàn thể chính trị xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, vận động việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, trong sáng trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên.

6- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, không tổ chức du xuân, chúc Tết trong giờ làm việc, làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ giải quyết công việc, nhất là đối với Nhân dân địa phương. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.

7- Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các hộ kinh doanh bảo đảm đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ cho Nhân dân và du khách tham dự các lễ hội và hoạt động liên quan. Các lực lượng chức năng sắp xếp, phân luồng, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự giao thông tại khu vực và trong thời gian diễn ra các lễ hội cũng như các hoạt động liên quan.

8- Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tầng lớp Nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên tham gia theo dõi, đôn đốc triển khai và phản ánh kịp thời cho các cơ quan chính quyền gần nhất, các cơ quan báo chí về những hoạt động không đúng quy định của Đảng và Nhà nước của các cá nhân, tập thể để xử lý kịp thời, hiệu quả.

9. Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Công an, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Lễ hội có sự tham dự của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện; Đoàn đại biểu xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và đông đảo bà con các dân tộc trong tỉnh.

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Người Mông khai lửa chạm bạc

Người Mông khai lửa chạm bạc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên đán đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong suy nghĩ của giới trẻ. Vậy ngày nay người Việt trẻ đón Tết thế nào và quan niệm của họ về ngày Tết truyền thống ra sao?

Pí Lè - báu vật của người Tày

Pí Lè - báu vật của người Tày

Người Tày có nền văn hóa giàu bản sắc, trong đó nhạc cụ truyền thống góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của họ, nổi bật và sáng tạo nhất là cây kèn Pí Lè. Với người Tày, Pí Lè được coi như một báu vật. Vì vậy, họ quan niệm giữ được tiếng kèn Pí Lè là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Cảnh trong phim "Bộ tứ báo thủ".

Sôi động mùa phim Việt chiếu rạp Tết

Mùa phim Tết năm nay là cuộc cạnh tranh giữa hai đạo diễn – nhà sản xuất Trấn Thành và Thu Trang. Cho tới nay, có 3 bộ phim công bố ra mắt khán giả và những ngày đầu tiên của năm mới là “Bộ tứ báo thủ”, “Yêu nhầm bạn thân” do Trấn Thành làm đạo diễn hoặc nhà sản xuất và “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang.

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

"Táo quân 2025" gây sốt với những câu thoại độc đáo

Vừa phát sóng tối 30 Tết, chương trình “Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025” của Đài Truyền hình Việt Nam đã lập tức gây sốt trong khán giả với hàng loạt câu thoại độc đáo. Chương trình đã nhìn lại hàng loạt vấn đề nóng trong xã hội của năm qua bằng lăng kính hài hước, cùng diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên gạo cội.

fb yt zl tw