Thứ trưởng Lê Công Thành: GEF 6 là Cơ hội mở rộng hợp tác bảo vệ môi trường

Trong buổi kiểm tra các hoạt động đón tiếp và chuẩn bị trong thời gian sự kiện tổ chức Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF6), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chia sẻ với báo chí về các hoạt động của Việt Nam trong sự kiện có tính chất toàn cầu này.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành trao đổi với phóng viên báo chí.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành trao đổi với phóng viên báo chí.

Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Việt Nam đăng cai chủ trì tổ chức Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF6), thể hiện sự tích của của Việt Nam trong việc tham gia các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua Kỳ họp này, Việt Nam thúc đẩy các mối quan hệ song phương, đa phương để tìm kiếm các cơ hội, các mối quan hệ hợp tác; tiếp nhận các hỗ trợ, tăng cường năng lực, tài chính trong các vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đối với công tác chuẩn bị và tham gia của Việt Nam lần này tại GEF6, Thứ trưởng Lê Công Thành cho hay: Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành và UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện công tác chuẩn bị chu đáo, trọng thị trong công tác nội dung, hậu cần, khánh tiết, y tế đảm bảo anh ninh, an toàn để bảo đảm Kỳ họp diễn ra thành công.

Thứ trưởng nhấn mạnh: "Hội nghị lần này có sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại lễ khai mạc Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ Việt Nam với các vấn đề cấp thiết toàn cầu như bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu". Bên cạnh đó, các đại biểu Việt Nam tham dự Kỳ họp ngay từ những ngày đầu tiên và tham gia vào các cuộc họp kỹ thuật, hội nghị bàn tròn cấp cao. Đặc biệt, trong những ngày tới, Việt Nam sẽ tổ chức 3 sự kiện quan trọng đưa ra các sáng kiến của Việt Nam tại 03 Hội nghị bên lề (Side Events) với chủ đề về Rác thải nhựa trên biển, Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững; Thành tựu và định hướng hợp tác Việt Nam - GEF: Hợp tác cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Hiện nay, trước khi đến Phiên khai mạc chính thức Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu, đại biểu các Bộ, ngành Việt Nam đang tích cực và chủ động tham gia vào các cuộc họp, sự kiện bên lề để tham gia và quảng bá các thành tựu trong phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... Các cuộc họp hết sức đa dạng, đặc biệt là 17 cuộc họp bàn tròn với các chủ đề khác nhau đều là những vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm và là nội dung trọng tâm của Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần này.

Thứ trưởng Lê Công Thành ra sân bay tiếp đón các đại biểu quốc tế.

Thứ trưởng Lê Công Thành ra sân bay tiếp đón các đại biểu quốc tế.

Trả lời về sự kỳ vọng của Việt Nam thông qua Kỳ đại hội GEF6, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế ấn tượng, nên những vấn đề về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đều rất quan trọng với Việt Nam. Kỳ họp lần thứ sáu Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần này, vai trò và vị thế của Việt Nam sẽ được nâng tầm và bạn bè quốc tế sẽ hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam đang phát triển như thế nào. Vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Chính phủ quan tâm ra sao. Và cũng từ GEF6, Việt Nam sẽ có thêm các cuộc tiếp xúc song phương, đa phương để tìm kiếm các mối quan hệ cũng như tăng cường năng lực cho những vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với Biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Công Thành cũng chia sẻ, Việt Nam được xem là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, vấn đề quy hoạch không gian cũng có ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững. "Chúng ta có những bài học của các nước phát triển đi trước trong đó việc quy hoạch phù hợp với đa dạng sinh học hay quy hoạch có tính chất liên vùng, đó là một yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững. Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết số 120/NQ-CP để bảo vệ và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tư duy về quy hoạch không gian phù hợp với các quy hoạch các vùng sinh thái là một định hướng bảo đảm phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu sự tác động nhiều của biến đổi khí hậu." - Thứ trưởng Lê Công Thành nói.

Trao đổi với ban thư ký GEF, Ban tổ chức thông báo: Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần này bàn về các vấn đề bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, do vậy Ban tổ chức đề xuất hạn chế sử dụng các đồ nhựa dùng một lần như chai nhựa, cốc nhựa, ống hút... Trang phục tại Kỳ họp cũng được Ban tổ chức khuyến khích các đại biểu tham dự mặc những trang phục gọn, nhẹ, lịch sự, để giảm việc sử dụng nhiều năng lượng điện.

Với các sự kiện đang diễn ra tại GEF, theo Ban tổ chức, ngày 26/6, tại GEF6 sẽ diễn ra 04 sự kiện bên lề do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam chủ trì, bao gồm: Chương trình chung tay bảo vệ đại dương; Quản lý rác thải nhựa đại dương; Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững; Thành tựu và định hướng hợp tác Việt Nam - GEF: Hợp tác cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Cổng thông tin điện tử GEF6

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

fb yt zl tw