Thông cáo báo chí số 7 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XV

Thứ hai, ngày 29/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; xem video clip về kết quả giám sát. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Tại phiên thảo luận đã có 45 đại biểu phát biểu.

Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Quốc hội lựa chọn chuyên đề giám sát là thiết thực, kịp thời, hiệu quả, ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực của Đoàn giám sát cùng các cơ quan có liên quan đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, chính quyền cấp ủy địa phương các cấp trong việc thực hiện giám sát, góp phần nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội.

Các ý kiến phát biểu của đại biểu cơ bản tán thành với nội dung báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết, đồng thời phân tích làm sâu sắc thêm nhiều nội dung cụ thể về tình hình, kết quả tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp sắp tới cả về trước mắt và lâu dài. Quốc hội đánh giá việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế, cơ sở y tế dự phòng thời gian vừa qua luôn được Đảng, Nhà nước, địa phương, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn dịch bệnh, đóng góp rất quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Quốc hội khẳng định quyết tâm chung sức, đồng lòng, tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định để đất nước ta chiến thắng đại dịch COVID-19. Sự nỗ lực của Chính phủ, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp, sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và của cộng đồng quốc tế. Cùng với sự tự giác chấp hành và hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau trong toàn dân, trong tất cả các tổ chức xã hội, kể cả các tổ chức tôn giáo đã đóng góp rất quan trọng vào ý nghĩa thành công của đại dịch và coi đây là sự chiến thắng của toàn thể nhân dân ta.

Quốc hội tôn vinh, ghi nhận, trân trọng cảm ơn sự đóng góp rất lớn cả về trí tuệ, tài sản, vật chất, công sức, tinh thần của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tuyến đầu của ngành y tế, lực lượng vũ trang và các lực lượng trực tiếp tại cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, trong đó nhiều người đã hy sinh cả sức khỏe, quyền lợi của bản thân, quyền lợi của gia đình, thậm chí hy sinh xương máu và tính mạng vì sự nghiệp phòng chống đại dịch, vì sức khỏe của Nhân dân. Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách pháp luật, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập cả ở khâu xây dựng pháp luật lẫn khâu tổ chức thực hiện.

Quốc hội đã phân tích sâu sắc thêm những tồn tại, hạn chế này và chỉ ra nhiều nguyên nhân, làm rõ hơn trách nhiệm của các tồn tại, hạn chế và thống nhất cần có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội cũng cơ bản thể hiện sự nhất trí cao với việc ban hành nghị quyết giám sát của Quốc hội, nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, toàn diện cụ thể và trực tiếp vào các nội dung cụ thể của nghị quyết, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm, giải pháp và giao trách nhiệm cho các cơ quan để tổ chức thực hiện với thời hạn, lộ trình, bước đi và yêu cầu cụ thể đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, cả xây và chống, tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm công minh, đúng pháp luật, phù hợp với bối cảnh thực tế cả trong lĩnh vực huy động quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống COVID-19 và cả trong lĩnh vực chính sách đối với pháp luật y tế cơ sở và y tế dự phòng.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thứ ba, ngày 30/5/2023:

Sáng (truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam),Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và thảo luận về nội dung này; Quốc hội thảo luận về Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo điện tử Đại biểu Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Chiến dịch tiễu phỉ sau giải phóng Lào Cai

Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng (năm 1950), dưới sự bảo trợ của Mỹ, Pháp đã tung lực lượng vào địa bàn để gây phỉ nhằm phá hoại cách mạng nước ta. Đặc biệt, khi quân và dân ta mở chiến dịch vận chuyển lực lượng, hậu cần, vũ khí cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã sử dụng phỉ với vai trò chặn đường tiếp ứng.

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết 'Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) và phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lý Thị Vinh thăm, tặng quà chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên tại huyện Bảo Yên

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lý Thị Vinh thăm, tặng quà chiến sĩ, cựu thanh niên xung phong Điện Biên tại huyện Bảo Yên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 24/4, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lý Thị Vinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện sinh sống tại huyện Bảo Yên.

Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ: Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đó là yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 diễn ra sáng 24/4.

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng lịch sử, nhằm tái hiện phần nào về Chiến thắng Điện Biên năm xưa. Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng được phóng viên của Báo Lào Cai ghi lại trong quá trình tác nghiệp tại Điện Biên.

3 cựu chiến binh tỉnh Lào Cai dự buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

3 cựu chiến binh tỉnh Lào Cai dự buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Lào Cai có 3 cựu chiến binh tham dự buổi gặp mặt này.

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm về tổ chức xây dựng lực lượng và huấn luyện chiến đấu hiện nay

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm về tổ chức xây dựng lực lượng và huấn luyện chiến đấu hiện nay

Đứng trước âm mưu chiếm đóng và xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm, một pháo đài kiên cố mạnh nhất ở Đông Dương của thực dân Pháp, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp và quyết định tập trung lực lượng mở chiến dịch tiến công tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhằm giải phóng Tây Bắc, tạo chuyển biến cục diện chiến tranh và giúp bạn giải phóng Thượng Lào.

fb yt zl tw