Thị xã Sa Pa khuyến cáo "du khách không mặc trang phục Mông Cổ" chụp ảnh

Việc đặt những tấm bảng khuyến cáo du khách không mặc trang phục "không mặc trang phục Mông Cổ tại Khu du lịch bản Cát Cát (Sa Pa) đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ hình ảnh về tấm bảng khuyến cáo trang phục được treo tại nhà dân ở khu du lịch Bản Cát Cát (Sa Pa) với nội dung: "Khuyến cáo: Xin quý khách vui lòng không mặc trang phục Mông Cổ, hở hang để tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa người H'Mông. Trân trọng cảm ơn!"

Bảng khuyến cáo được treo tại nhà dân.

Bảng khuyến cáo được treo tại nhà dân.

Sau khi những tấm bảng khuyến cáo được treo lên đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đồng tình của người dân và du khách.

Theo ông Tô Bá Hiếu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai, việc mặc các trang phục không phải là trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Sa Pa có thể khiến du khách quốc tế hiểu sai về văn hóa Việt Nam, làm ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Thời gian qua, trào lưu thuê những bộ trang phục ngoại lai Mông Cổ, Tây Tạng chụp ảnh tại nhiều điểm du lịch ở Hà Giang, Sa Pa... xuất hiện tràn lan. Thay vì diện trang phục của người H’Mông để chụp ảnh kỷ niệm để tôn và quảng bá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ riêng có của vùng Tây Bắc Việt Nam thì họ lại mặc trang phục theo phong cách du mục của người Mông Cổ hay Tây Tạng.

Nhiều người cho rằng, trào lưu này dần dần đang khiến người Việt làm mất đi bản sắc các dân tộc vốn có. Do đó, việc xuất hiện tấm bảng khuyến cáo trang phục nhanh chóng được cư dân mạng ủng hộ.

Thị xã Sa Pa khuyến cáo "du khách không mặc trang phục Mông Cổ" chụp ảnh.

Thị xã Sa Pa khuyến cáo "du khách không mặc trang phục Mông Cổ" chụp ảnh.

Thời gian qua, chính quyền, đơn vị quản lý đã và đang tăng cường tuyên truyền, vận động người dân địa phương nhận thức được lòng tự hào và trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc, tôn vinh giá trị của trang phục địa phương. Đến nay, tình trạng trên đã giảm được 70-80% và sẽ sớm chấm dứt, ông Hiếu nhận định.

Người dân địa phương nhận thức được lòng tự hào và trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc, tôn vinh giá trị của trang phục địa phương.

Người dân địa phương nhận thức được lòng tự hào và trách nhiệm bảo vệ văn hóa dân tộc, tôn vinh giá trị của trang phục địa phương.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai cho hay ban đầu có nhiều ý kiến không đồng thuận với định hướng này. Họ cho rằng những bộ trang phục ngoại lai sẽ thu hút đông khách du lịch đến bản Cát Cát.

Trên thực tế, chính quyền Sa Pa không cấm, mà chỉ khuyến cáo và tuyên truyền người dân và du khách, bởi chưa có chế tài xử phạt người mặc trang phục nước ngoài khi đến các khu, điểm du lịch.

Với du khách trong và ngoài nước, cần có ứng xử văn hóa đúng đắn và biết tôn trọng giá trị truyền thống của Việt Nam.

phapluatplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai chương trình Sữa đậu nành học đường năm 2024 - 2025

Triển khai chương trình Sữa đậu nành học đường năm 2024 - 2025

Sáng 8/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp với Ban Chăm sóc sức khỏe, Trung ương Hội Chữ thập đỏ tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Sữa đậu nành học đường” năm 2024 - 2025, do Quỹ Khuyến học "Sữa đậu nành Việt Nam", Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy (Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi) tài trợ.

Chạy đua "săn vé" vào đại học sớm

Chạy đua "săn vé" vào đại học sớm

Trong bối cảnh tuyển sinh đại học giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển khác để “săn vé” vào đại học sớm.

Tặng công trình măng non cho học sinh thôn Làng Nủ

Tặng công trình măng non cho học sinh thôn Làng Nủ

Sáng 7/11, tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Bảo Yên tổ chức chương trình trao quà, học bổng, công trình vui chơi cho học sinh bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.

fbytzltw