Thị trường máy tính cũ hút khách

LCĐT - Tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” để phòng, chống dịch Covid-19, do vậy, mỗi học sinh đều phải tham gia các giờ học trực tuyến thông qua mạng internet.

Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, dạy học trực tuyến còn tạo kênh liên lạc giúp nhà trường và phụ huynh phối hợp trong việc quản lý học sinh, hướng các em đến những hoạt động học tập, vui chơi bổ ích trong thời gian nghỉ học vì dịch bệnh.

Ngoài chương trình trực tuyến trên truyền hình, hầu hết học sinh tham gia học online thông qua các phần mềm trực tuyến như Zoom, Google Classroom, VioEdu, Trans, Viettel Study.... Do đó, rất cần công cụ hỗ trợ như máy tính để bàn có lắp camera, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Tuy nhiên, nếu dùng điện thoại thông minh, màn hình nhỏ, khi học phải nhìn gần, học liên tục rất hại mắt, điện thoại sẽ rất nóng và hại máy. Hơn nữa, cũng không thể cầm máy điện thoại trên tay để học cả ngày. Mặt khác, không phải gia đình nào cũng có sẵn máy tính cho con học tập. Vì thế, mặt hàng máy tính để bàn và máy tính xách tay cũ trở thành một trong những mặt hàng được các gia đình tìm mua nhiều nhất trong thời gian vừa qua.

Do nhu cầu học trực tuyến nên thị trường máy tính đã qua sử dụng tăng cao.
Do nhu cầu học trực tuyến nên thị trường máy tính đã qua sử dụng tăng cao.

Anh Nguyễn Xuân Quân, Công ty Máy tính Thành Lợi, thành phố Lào Cai cho biết, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ máy tính xách tay cũ bỗng sôi động hẳn lên. Những chiếc máy tính cũ có giá dao động từ 3 đến 7 triệu đồng được khách hàng săn lùng rất nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu học online của con mình. Đây là những chiếc máy tính đã qua sử dụng, được sản xuất khoảng 2 đến 3 năm trở lại đây.

Làm nghề thợ xây, kinh tế gia đình hạn hẹp nên anh Phạm Văn Minh (phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai) tìm mua chiếc máy tính xách tay đã qua sử dụng cho con học trực tuyến. Anh đã tham khảo thị trường, nếu mua máy mới phải hơn 10 triệu đồng, rồi chi phí thuê đường truyền mạng internet, mua bàn ghế… thì gia đình không đủ tiền. Bên cạnh đó, nếu mua máy tính có cấu hình cao, thời gian rảnh rỗi anh lại sợ không quản lý được con chơi game mà bỏ bê việc học.

Anh Minh bộc bạch: Tôi tham khảo một số phụ huynh đã mua máy tính cho con học thì việc học trực tuyến không đòi hỏi máy tốc độ cao, chỉ cần truy cập được internet và tải một số phần mềm phục vụ việc học nên tôi quyết định mua cho cháu máy tính cũ có giá gần 4 triệu đồng. Máy có cấu hình Chip Code i5, Ram 4 Gb, ổ cứng SSD 120GB…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia máy tính, việc mua máy tính đã qua sử dụng, giá rẻ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, khi chọn mua máy tính, các gia đình nên nhờ người quen có kiến thức về máy tính, tránh việc bị lừa, mua phải những chiếc máy quá “nát” có thể gặp trục trặc khi sử dụng.

Đối với học sinh học trực tuyến không đòi hỏi máy tính tốc độ quá cao. Máy chỉ cần kết nối được internet, có webcam, loa, micro… hoạt động bình thường, tốc độ Chip Core I3, Ram 2gb, màn hình 14 inch… trở lên là có thể đáp ứng được. Sau khi kết thúc việc học online thì bố mẹ cũng có thể sử dụng.

Cũng theo anh Nguyễn Xuân Quân, Công ty Máy tính Thành Lợi, các gia đình nên chọn mua các loại máy tính cũ phổ thông như Dell 6420 Core I5-2520, ram 4GB, ổ cứng SSD 120GB; Acer-575, Code I3-, Ram 4GB, SSD 120GB, VGA-GT620 màn hình 15,6 inch; hoặc Lenovo idapad 330S-14IKB, Code I5-8250U, Ram 4GB, ổ cứng HDD 1TB, màn hình 14 inch… Đây là những dòng máy tính có giá cả phù hợp, khoảng 3,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Cơ hội để báo chí tìm lối đi trong thời đại số

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

fb yt zl tw