Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và doanh nghiệp thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.

Mô hình thí điểm được thực hiện với quy mô 1 ha (1 địa điểm) tại thị xã Sa Pa và 1 ha (3 địa điểm) tại huyện Bát Xát. Tham gia mô hình, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ giống, toàn bộ phân bón, chế phẩm vi sinh, sinh học phục vụ gieo trồng và chăm sóc đến hết vụ thu hái.

trong-cuc-chi-4977.jpg
Nông dân huyện Bát Xát xuống giống cây cúc chi từ tháng 10/2024.

Mô hình được kỳ vọng tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế gắn với xây dựng hình ảnh, quảng bá du lịch, điểm đến tại các địa phương.

Mô hình được thực hiện tại 2 địa phương với mong muốn sớm hình thành vùng sản xuất dược liệu theo hướng tuần hoàn hữu cơ, đồng thời tạo nguồn giống lâu dài cho huyện Bát Xát và thị xã Sa Pa. Các đơn vị thực hiện mô hình sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương, ngành nông nghiệp trong suốt thời gian trồng, chăm sóc, thu hoạch và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng, điều kiện canh tác tại địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

cuc-chi-2-9504-5271.jpg
Doanh nghiệp, người dân "bắt tay" với mục tiêu sản xuất tuần hoàn hữu cơ.

Mô hình được thực hiện từ tháng 10/2024 đến tháng 2/2025. Khi trồng từ tháng 10, cây sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2 năm tiếp theo.

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia sẽ đồng hành với các doanh nghiệp trong việc bao tiêu thu mua toàn bộ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng bao tiêu của doanh nghiệp ngay sau khi thu hái.

Cây Cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) là một chi thực vật có hoa trong họ cúc, hay còn gọi là kim cúc là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Đông Á. Cho đến nay, hoa cúc chi đã được phân lập với hơn 190 thành phần hóa học như flavonoid, terpenoid, phenylpropanoid và axit phenolic. Cúc chi mang lại nhiều đặc tính dược lý cho sức khỏe như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, điều hòa miễn dịch và bảo vệ gan...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

fbytzltw