Thế giới đối mặt với hàng loạt thách thức an ninh phi truyền thống

Sự nổi lên một cách rõ nét của thách thức an ninh phi truyền thống là một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị An ninh Munich lần này.

Năng lượng là nội dung nóng trong bối cảnh thị trường biến động lớn, các cam kết về năng lượng xanh của nhiều nước đang gặp khó. Nỗ lực giảm thiểu tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu hay bài toán về tăng cường hợp tác phát triển công nghệ, bảo đảm an ninh mạng đều là các nội dung được quan tâm.

Cuộc xung đột Nga Ukraine đã khiến khủng hoảng năng lượng châu Âu cũng như toàn cầu trở nên phức tạp chưa từng có. Giá khí đốt tự nhiên đạt mức kỷ lục trong tháng 8/2022, với giá cao hơn khoảng 10 lần so với mức trung bình trong thập kỷ qua. Giá điện tăng gấp 3 lần trong nửa đầu năm 2022. Trên khắp châu Âu, các chính phủ đã can thiệp ồ ạt vào thị trường điện, khí đốt và tăng cường hỗ trợ để bảo vệ các hộ gia đình và những ngành công nghiệp khỏi tác động của giá cả tăng.

Châu Âu từ chỗ phụ thuộc 40% nhu cầu năng lượng vào Nga nay nguồn cung năng lượng đã đa dạng, và mục tiêu xa hơn là chuyển đổi sang năng lượng xanh vì năng lượng tái tạo là loại năng lượng tự do trong giai đoạn khủng hoảng.

Bà Annalena Baerbock, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, nói: "Cuộc chiến ở Ukraine là một động lực thúc đẩy năng lượng tái tạo. Ở Đức, chúng tôi đã khởi xướng luật năng lượng tái tạo đầy tham vọng nhất mà chúng tôi từng có. Và chúng tôi vận động các quốc gia khác tăng cường phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới".

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Thế giới sẽ xảy ra chiến tranh tranh giành thực phẩm và nước trong tương lai, một viễn cảnh đầy u tối do Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách khí hậu Frans Timmermans nêu ra tại Hội nghị An ninh Munich. Theo ông Timmermans, sự nóng lên toàn cầu đặt ra một trong những rủi ro lớn nhất đối với an ninh trên toàn thế giới và những nỗ lực nhằm hạn chế tác động của nó không nên bị "trật bánh" bởi các cuộc khủng hoảng địa chính trị khác, chẳng hạn như cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Frans Timmermans phát biểu: "Chúng ta sẵn sàng nhận bao nhiêu triệu người tị nạn vì một số phần của hành tinh trở nên không thể ở được? Chúng ta sẽ chịu đựng được bao nhiêu dịch đói vì các nơi trên thế giới không còn có thể canh tác sản xuất nông nghiệp? Hãy nghĩ về điều đó".

AN NINH MẠNG

An ninh mạng là một vấn đề không thể thiếu trong bối cảnh chiến tranh thông tin ngày càng nở rộ, Những nội dung xấu, độc, sai sự thật xuất hiện tràn lan, những cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng. Việc ngăn chặn điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và các nhà lãnh đạo phải cùng nhau thiết lập những tiêu chuẩn an ninh tập thể, tạo ra khung pháp lý bảo vệ người dùng trên không gian mạng.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tiến hành lễ tang cấp nhà nước cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Lễ tang cấp nhà nước của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra vào ngày 9/1 tại Nhà thờ Quốc gia Washington đã mang đến một khoảnh khắc đặc biệt khi các nhà lãnh đạo chính trị nước này tạm gác lại những bất đồng để cùng nhau tưởng nhớ vị Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ (từ năm 1977 đến năm 1981).

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Châu Âu nói không với rượu bia trong "Tháng Một không cồn"

Trong 5 năm qua, người dân ở Pháp và một số nước châu Âu đã không còn xa lạ với “Tháng Một không cồn”, nhất là giới trẻ. Đây là một phong trào cộng đồng mang tính thử thách khuyến khích người tham gia phải tìm mọi cách để không tiếp cận bia rượu và các sản phẩm có cồn trong suốt tháng Một. Chỉ tính riêng “cuộc đua” năm ngoái, đã có tới 4,5 triệu người Pháp hưởng ứng phong trào này.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Dự báo 2025: Các nền kinh tế Đông Nam Á vượt những "cơn gió ngược"

Năm 2025 được dự báo là năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á, khi các nước này tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với suy thoái, nhiều căng thẳng địa chính trị cũng như sự phân mảnh thương mại, đặc biệt là mức thuế quan mới từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

fb yt zl tw