Thế giới bắt đầu bảo vệ trẻ em khỏi chứng nghiện thiết bị số

Để hạn chế các tác động tiêu cực, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những quy định để điều tiết việc tiếp xúc của trẻ em với thiết bị số.

Trong thời đại số, các gia đình bị bao quanh bởi rất nhiều màn hình. Màn hình nhỏ của điện thoại cho đến màn hình lớn hơn của máy tính bảng, laptop và TV. Thống kê tại Mỹ cho thấy, trung bình, thanh thiếu niên dành hơn 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày để xem nội dung trên thiết bị số. Nhiều chuyên gia khẳng định, thời lượng xem như vậy là rất nhiều và cần phải điều chỉnh.

Tại Trung Quốc, theo quy định mới được Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc đề xuất, trẻ em và thanh, thiếu niên tại nước này sẽ bị mất truy cập Internet vào ban đêm, cũng như bị giới hạn chung về thời gian sử dụng điện thoại thông minh. Quy định được đưa ra trong bối cảnh chứng ‘nghiện’ Internet ở người trẻ đang là mối lo ngại hàng đầu của các bậc phụ huynh.

Quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/9 tới đây, sau quá trình lấy ý kiến đóng góp của người dân. Theo đó tất cả những người dưới 18 tuổi sẽ mất quyền truy cập Internet bằng thiết bị di động trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 6h00 sáng ngày hôm sau. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ áp dụng một hệ thống theo cấp độ để quản lý thời gian sử dụng điện thoại thông minh ở trẻ em. Tuy nhiên, các phụ huynh có thể lựa chọn không áp dụng quy tắc nghiêm ngặt này với con cái của mình.

Trung Quốc quản lý mạng nghiêm ngặt với trẻ vị thành niên

Theo Dự thảo lấy ý kiến trong vòng 1 tháng, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi sẽ bị cấm sử dụng thiết bị đầu cuối thông minh di động từ 22h đến 6h hôm sau, nghĩa là ngắt Internet. Ngoài ra, trẻ dưới 8 tuổi chỉ được sử dụng điện thoại thông minh dưới 40 phút/ngày. Thanh thiếu niên từ 16-17 tuổi được sử dụng 2 giờ/ngày.

Theo đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ phối hợp với ngành chức năng để triển khai thực hiện quy định này bằng xây dựng các hàng rào kỹ thuật, cùng phụ huynh cài tài khoản vị thành niên để quản lý trẻ sử dụng Internet.

Từ năm 2021, Trung Quốc đã yêu cầu các công ty games online cài đặt tài khoản thực cho trẻ vị thành niên nhằm thực hiện quy định, trẻ vị thành niên 1 tuần chỉ được chơi game online 3 tiếng vào ngày cuối tuần. Trung Quốc ngày càng khắt khe trong phê duyệt game online đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất game lao đao.

Ngoài tăng cường các giải pháp ngăn trẻ vị thành niên tiếp xúc với game, ngành chức năng Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác cùng các doanh nghiệp công nghệ, công ty game xây dựng chế độ vị thành niên trên mạng để trẻ được tiếp xúc với nhiều điều phù hợp lứa tuổi, lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu.

Những quy định này khi được đưa vào áp dụng được xem là một trong những quy định ngặt nghèo nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp game Trung Quốc nhiều năm nay luôn có vị thế hàng đầu thế giới nhưng vài năm nay lao đao. Hy sinh kinh tế trước mắt để bảo vệ thế hệ mai sau của đất nước trước nạn nghiện game được các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Tác động của thiết bị số đối với não bộ trẻ em

Hãng tin AFP trích dẫn các nghiên cứu cho thấy, trẻ em lớn lên trong thời đại số, việc tương tác thường xuyên với các thiết bị công nghệ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nhận thức của não bộ trẻ nhỏ so với các thế hệ trước, khi mà thiết bị công nghệ còn chưa phổ biến. Đáng chú ý nhất là con cái của chúng ta ngày nay phản xạ nhanh hơn chúng ta hồi nhỏ, nhưng khả năng ghi nhớ sâu sẽ bị hạn chế bởi sự lệ thuộc vào thiết bị số thông minh.

Trải qua rất nhiều thế hệ, bộ não con người đã học và thích nghi với các kỹ năng khác nhau, từ đọc viết… cho đến gần đây là giao tiếp kỹ thuật số.

Các hoạt động của con người được điều khiển bởi vùng vỏ não vận động. Trẻ em lớn lên trong thời đại kỹ thuật số đặc biệt có phản xạ nhanh và thông minh, do chúng quen với việc tương tác trong thế giới số. Ví dụ khi chơi điện tử, hoàn thành nhiệm vụ thúc đẩy bộ não giải phóng chất dopamine, một chất kích thích tự nhiên trong vỏ não trước trán, mang lại cảm giác phấn khích. Tuy nhiên sử dụng nhiều, quen với sự kích thích sẽ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Ví dụ tiếp xúc nhiều với các trò chơi chiến đấu, sẽ thúc đẩy trẻ có các hành vi bạo lực trong thế giới thực.

Bà Miriam Gardner - Bác sĩ Nhi khoa, Bệnh viện Đại học Iowa, Mỹ: "Xem màn hình nhiều không chỉ khiến thị lực trẻ suy giảm mà mối lo lớn hơn nằm ở việc trẻ giảm thời gian vận động và ảnh hưởng phát triển nhận thức".

Bên cạnh đó, trẻ em xem thiết bị số nhiều sẽ có trí nhớ kém hơn so với khả năng ghi nhớ sâu của các bạn đồng trang lứa, dành nhiều thời gian học tập hơn. Não bộ của nhóm trẻ này tiếp nhận thông tin theo hệ thống và lưu trữ chúng ở vỏ não trước trán. Nơi thông tin được lưu trữ sâu hơn.

Ông Alvaro Bilbao - Tiến sĩ tâm lý học thần kinh: "Trẻ thường xuyên xem điện thoại, máy tính bảng hoặc TV có xu hướng trở nên dễ cáu kỉnh. Cùng với đó, khả năng chú ý, ghi nhớ và tập trung trở nên kém hơn. Xem điện thoại khiến trẻ em không cảm thấy buồn chán. Mà sự buồn chán lại là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự sáng tạo của con trẻ".

Chuyên gia khuyến khích cha mẹ hướng dẫn con có thời gian sử dụng điện thoại hợp lý, cùng với đó là chế độ học tập, nghỉ ngơi phù hợp để khuyến khích sự sáng tạo và phát triển tốt về nhận thức của con trẻ.

Nhiều nước hạn chế trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ

Một nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí nhi khoa JAMA cho thấy, việc dành quá nhiều thời gian cho thiết bị công nghệ trong năm đầu tiên của trẻ sẽ làm giảm các kỹ năng nhận thức sau này trong cuộc sống. Vậy trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ trong khoảng thời gian bao lâu là đủ? Viện Nhi khoa Mỹ đã đưa ra hướng dẫn về thời gian sử dụng thiết bị phù hợp cho các nhóm tuổi khác nhau.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị thời gian sử dụng thiết bị công nghệ rất hạn chế. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ ở mức 1 giờ mỗi ngày. Người lớn nên xem cùng con và chọn những nội dung tương tác không bạo lực và có tính giáo dục.

Ở độ tuổi từ 5 đến 8: Không còn có một đề xuất cố định nào về thời gian trẻ sử dụng thiết bị công nghệ hàng ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần tiếp tục giám sát, đảm bảo đó là những nội dung lành mạnh và không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt thường nhật của trẻ. Còn với các em từ 9 tuổi trở lên và bước vào tuổi thiếu niên, việc sử dụng thiết bị công nghệ sẽ ngày một nhiều hơn.

Viện Nhi khoa Mỹ khuyến nghị, các bậc cha mẹ nên nói chuyện thường xuyên với con về những gì thu nhận được thông qua việc sử dụng thiết bị công nghệ.

Để giảm bớt tình trạng phụ thuộc, thậm chí nghiện thiết bị công nghệ, bên cạnh Trung Quốc, 1 số nước đã luật hóa hoặc đang lên kế hoạch luật hóa việc cấm trẻ em dùng thiết bị công nghệ như điện thoại thông mình, máy tính bảng… tại lớp học.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã kêu gọi chỉ sử dụng thiết bị công nghệ ở lớp học cho mục đích hỗ trợ học tập. Bởi nếu lạm dụng, các thiết bị này có thể gây mất tập trung, rủi ro với quyền riêng tư và nguy cơ bắt nạt trên mạng.

Ngoài Trung Quốc mới ra quy định về thời gian trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ trong ngày, cứ 4 nước lại có 1 nước cấm hoặc ra quy định hạn chế điện thoại thông minh, theo UNESCO. Năm 2018, Pháp đã cấm trẻ từ 3-15 tuổi mang điện thoại thông minh và máy tính bảng tới trường. Đây là một phần trong chiến dịch giảm tình trạng nghiện công nghệ.

Còn tại Hà Lan, bắt đầu từ năm sau, các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh sẽ bị cấm trong lớp học và chỉ được giáo viên cho phép sử dụng nếu thực sự cần thiết.

Một số trường học ở Canada đã ra quy định cấm học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học và đã ghi nhận những kết quả tích cực sau 6 tháng.

Bà Tulani Pierce - Chuyên viên tư vấn học đường, trường Trung học cơ sở Chatelech, Canada: "Chúng tôi nhận thấy sức khỏe tâm thần của học sinh đã được cải thiện, tình trạng bắt nạt giảm. Các em tập trung hơn trong lớp, tương tác xã hội nhiều hơn".

Các chuyên gia nhận định, thiết bị công nghệ là một phần không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, cần phải chú trọng đến việc sử dụng thế nào cho đúng và hiệu quả, đặc biệt với trẻ em, để có thể tận dụng tốt nhất cho nhu cầu học tập, thay vì để chúng tác động ngược lên mình.

Không thể phủ nhận công nghệ đã mang lại những lợi ích to lớn cho nhiều mặt cuộc sống như giáo dục, giải trí và hỗ trợ kết nối con người. Tuy nhiên, nếu để cho công nghệ kiểm soát, thậm chí tạo ra những tác động tiêu cực tới tinh thần và thể chất thì đã tới lúc chúng ta, cả người lớn và trẻ nhỏ cần chủ động cân bằng, dành thời gian quý báu trong ngày cho những hoạt động ý nghĩa hơn, thay vì bị đắm chìm trong thế giới ảo của các thiết bị số.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw