Ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Thể chế hóa việc nhân dân giám sát chính quyền để phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

YBĐT - Trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo, quản lý đất nước bởi công cụ chủ yếu là chính quyền thì càng cần thể chế hóa quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Có như thế mới hạn chế, khắc phục được những yếu kém.

Nghiên cứu bản Dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) vừa được Quốc hội công bố, tôi thấy mấy điểm đáng chú ý thể hiện quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, yếu kém để luôn xứng đáng là người lãnh đạo, là đầy tớ trung thành của nhân dân của Đảng và Nhà nước ta. Tại mục 2, Điều 4 ghi: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng bàn luận nhiều về việc có người nói nên bỏ Điều 4 trong Hiến pháp thì đây không phải là chuyện mới mà từ nhiều năm nay, các thế lực thù địch luôn tìm cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ thành quả cách mạng của nhân dân ta bằng chiêu bài dân chủ, đa nguyên, đa đảng hòng giành lấy chính quyền từ nghị trường - cái mà chúng đã không thể giành được trên chiến trường.

Vì vậy, luận điệu cho rằng “Bỏ Điều 4 trong Hiến pháp để xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh sẽ chống được quan liêu, tham nhũng” chỉ là lừa bịp vì thực tế, ngay ở các nước mà các đảng tư sản cầm quyền cũng vẫn thường xuyên xảy ra tham nhũng, thậm chí còn trầm trọng hơn ở các nước đảng cầm quyền là Đảng cộng sản. Thực ra, câu chuyện tham nhũng không phải là mới và không phải không khắc phục được trong điều kiện Đảng độc quyền lãnh đạo. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc, chúng ta đã phát hiện việc tham nhũng.

Biết được căn bệnh tham nhũng luôn gắn với chức quyền và là một nguy cơ của đảng cầm quyền, Đảng ta đã kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng thông qua các cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nhờ đó mà tuyệt đại đa số đảng viên vẫn gương mẫu, hy sinh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin theo. Bởi vậy, Đảng ta mới lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công và tiến hành công cuộc đổi mới, giành thắng lợi to lớn trong những năm qua.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, không ai có thể thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tính chất giai cấp là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp” (Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 9, trang 579).

Nước ta là nước dân chủ, gốc rễ của dân chủ, thực chất của dân chủ là quyền lực của nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực. Để giữ vững quyền thiêng liêng ấy, nhân dân ta đã tốn biết bao xương máu mới giành được thì việc giữ nguyên Điều 4 như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều không cần tranh cãi.

Tuy nhiên, để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng ta cần thường xuyên đấu tranh tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, khắc phục yếu kém mới đủ khả năng lãnh đạo chính quyền và đất nước. Trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào Cộng sản” xuất bản năm 1920, Lê-nin đã viết: “Hầu hết mọi người đều thấy rằng, những người Bôn-sê-vích sẽ không giữ được chính quyền, tôi không nói tới hai năm rưỡi mà ngay cả hai tháng rưỡi cũng không được nữa nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự, không được sự ủng hộ đầy đủ nhất và hết lòng của quảng đại quần chúng nhân dân…” (Lê-nin toàn tập, NXB HCQG, H.2006, t41, tr6).

Như vậy, việc Đảng luôn tự chỉnh đốn để giữ vững bản chất cách mạng là một qui luật tất yếu và là yêu cầu bắt buộc để giữ vững quyền lãnh đạo đối với đất nước, giữ vững thành quả cách mạng của nhân dân. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo, quản lý đất nước bởi công cụ chủ yếu là chính quyền thì càng cần thể chế hóa quyền giám sát của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Có như thế mới hạn chế, khắc phục được những yếu kém như: tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Không ít quyết định của chính quyền mang tính chủ quan, tùy tiện, áp đặt.

Hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc nặng về hình thức; cơ chế tiếp thu, sửa chữa, trách nhiệm pháp lý của cơ quan, cán bộ nhận những ý kiến phản biện chưa rõ ràng. Nay Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Điều 9 bổ sung cho Mặt trận Tổ quốc quyền “giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức”.

Tuy nhiên, muốn cho nhân dân và Mặt trận giám sát, phản biện được thì mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước và công chức, viên chức phải công khai, minh bạch. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: “Để dân biết phải thật sự công khai hóa mọi vấn đề cần thiết. Để dân tích cực bàn phải dân chủ lắng nghe tiếng nói của họ và tiếp thu những ý kiến đúng. Để dân tự giác làm, tạo thành phong trào cách mạng thật sự phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của dân.

Để nhân dân hăng hái kiểm tra thì những phát hiện của dân phải được xử lý kịp thời, thưởng phạt nghiêm minh, chống trù dập dân dưới mọi hình thức” (Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và trưởng thành, NXB CTQG, H.2010, tr 396). Bởi vậy, để nhân dân và Mặt trận Tổ quốc có thể giám sát và phản biện, tôi đề nghị Điều 8 về Nhà nước trong Hiến pháp cần thêm một ý sau: “Ngoại trừ những việc phải giữ bí mật vì lợi ích quốc gia, dân tộc, mọi hoạt động của chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, doanh nghiệp có vốn Nhà nước… phải công khai, minh bạch; công chức, viên chức, lãnh đạo các doanh nghiệp có vốn Nhà nước công khai hoạt động, thu nhập và tài sản”.

Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” có qui định: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo qui định của Đảng và Nhà nước. Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và cư trú” (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, NXB CTQG, tr31).

Đó là một chủ trương đúng đắn để phòng chống tham nhũng nhưng tại Điều 23, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ghi: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình…”; “Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

Qui định như vậy là quá tốt để bảo vệ quyền công dân nhưng liệu việc yêu cầu kê khai tài sản của công chức, viên chức có trái với Hiến pháp không? Bởi vậy nên chăng cũng cần có điều gợi mở cho phù hợp để việc kê khai tài sản theo Nghị quyết Trung ương 4 được thực hiện lâu dài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nguyện vọng của nhân dân.

Nguyễn Thanh Vân (Nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 7/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Hai để đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cho ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030; cho ý kiến đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công, Kế hoạch ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Sáng 7/7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, biên phòng và công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025.

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 7/7, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025 để đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025, đề ra nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và đoàn công tác tặng quà cho gia đình Lò Văn Luân tổ 3, xã Hạnh Phúc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở trên địa bàn xã Trạm Tấu và xã Hạnh Phúc, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục Chương trình công tác, chiều ngày 6/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm Trưởng đoàn đã đến thăm các hộ gia đình được Bộ hỗ trợ kinh phí làm nhà ở trên địa bàn xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc, tỉnh Lào Cai và trao hỗ trợ kinh phí xây nhà Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw