Thay đổi phân bổ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 1/7/2023 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021.

Phân bổ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số và miền núi.
Phân bổ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số và miền núi.

Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình).

Cụ thể, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình. Theo quy định mới, các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.

Về việc phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg bãi bỏ quy định "phân bổ cho Ủy ban Dân tộc không quá 17% tổng số vốn của tiểu dự án".

Đồng thời, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg cũng sửa đổi, bổ sung quy định về phân bổ vốn ngân sách trung ương cho Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc như sau:

Về phân bổ vốn đầu tư, Ủy ban Dân tộc thực hiện đầu tư các Trường: Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh phí phân bổ không quá 43% tổng số vốn tiểu dự án.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư các Trường Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên, Hữu Nghị T78, Hữu Nghị 80: Kinh phí phân bổ không quá 49% tổng số vốn tiểu dự án.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang thực hiện đầu tư Trường Đại học Tân Trào: Kinh phí phân bổ không quá 9% tổng số vốn tiểu dự án.

Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg cũng sửa đổi, bổ sung về phân bổ vốn sự nghiệp đối với đào tạo dự bị đại học, đại học, sau đại học của Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo quy định mới đối với đào tạo dự bị đại học, phân bổ cho Ủy ban Dân tộc không quá 20% số vốn nội dung 2 của tiểu dự án.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

fbytzltw