Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI:

Thảo luận sôi nổi và chất lượng

Tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra ngày 3/12, ngay sau bài phát biểu khai mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong, các đại biểu đã chia thành 4 tổ thảo luận về những nội dung liên quan.

baolaocai-br_6472.jpg
Quang cảnh tổ thảo luận số 1 do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì các tổ thảo luận; đại biểu tích cực phát biểu nhiều ý kiến, thảo luận sôi nổi, chất lượng góp ý vào các dự thảo báo cáo, nghị quyết, nhất là báo cáo tổng kết năm 2024, phương hướng năm 2025 và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; giải pháp thực hiện nhiệm vụ thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025.

Tăng cường thu ngân sách những ngày cuối năm 2024

baolaocai-br_6460.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Phát biểu chủ trì tại Tổ thảo luận số 1, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Dù có nhiều khó khăn nhưng các ngành, các cấp phải nỗ lực với tinh thần cao nhất; tăng cường các giải pháp thu ngân sách cho năm 2024, xóa tư tưởng một số nơi thu đủ theo kế hoạch là dừng lại để chuyển năm sau.

Năm 2025 dự kiến tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%

baolaocai-br_6456.jpg
Đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Do ảnh hưởng của những năm trước và tình hình thực tế hiện nay, dự báo sẽ có 4 chỉ tiêu trong năm 2025 gặp nhiều khó khăn so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 7,15/10%, GRDP bình quân đầu người đạt 110,3/126 triệu đồng/người/năm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 82,5% và giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 56% mục tiêu.

Cụ thể, mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 trên 10%/năm. Tuy nhiên, giai đoạn 2021 - 2024 do biến động địa chính trị toàn cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là hậu quả nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 và bão số 3 dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh giai đoạn này chỉ đạt 6,68%. Để phấn đấu cả giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 10% như mục tiêu đại hội thì dự báo năm 2025 chỉ tiêu tăng trưởng phải phấn đấu là rất cao. Theo đó, quy mô nền kinh tế phải tăng từ 77 nghìn tỷ đồng năm 2024 lên hơn 100 nghìn tỷ đồng và đây là con số không khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Vì vậy, năm 2025 cần phấn đấu về tốc độ tăng trưởng để cả nhiệm kỳ mặc dù không đạt được mức đề ra nhưng cũng đạt ở mức cao nhất và đảm bảo cao hơn mức tăng dự kiến của cả nước (dự kiến của cả nước là 7%). Cần sớm triển khai thực hiện các dự án quan trọng của tỉnh; đưa một số doanh nghiệp, nhất là các nhà máy thủy điện bị ảnh hưởng bởi bão số 3 sớm đi vào hoạt động ổn định, tạo ra các giá trị tăng thêm nhằm ít nhất đạt được giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025 trên 50 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo xuất - nhập khẩu tăng trưởng trở lại; đẩy mạnh phát huy tối đa giá trị tăng trưởng của ngành dịch vụ - du lịch và hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đẩy mạnh hoàn thành, cũng như khởi công các công trình trọng điểm trên địa bàn.

Như vậy, dự kiến quy mô GRDP đạt trên 10%, cao hơn 2,92 điểm so với năm 2024 là phù hợp và có khả thi, cũng là thực hiện hoàn thành chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021 - 2025 ở mức cao nhất.

Mục tiêu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 9 tỷ đô la Mỹ khả thi sẽ hoàn thành

baolaocai-br_6466.jpg
Đồng chí Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Năm 2025, tỉnh phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu, trên tuyến biên giới và khai tờ khai trên địa bàn tỉnh đi Hải Phòng đạt 9 tỷ đô la Mỹ, bằng mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Vì vậy, trong năm 2025, kim ngạch xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới phấn đấu ít nhất đạt 5 tỷ đô la Mỹ, còn lại tính qua hàng tạm nhập tái xuất và hàng sản xuất tại Lào Cai khai báo tại Hải quan Đường sắt để xuất khẩu qua Hải Phòng.

Để đạt được con số 9 tỷ đô la Mỹ phải triển khai các giải pháp mạnh mẽ. Đó là, trên thực tế Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành hiện không còn tình trạng ùn ứ, vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp biết và yên tâm xuất khẩu qua đây; sẽ thành lập trung tâm chia chọn và khai thác hàng bưu kiện quốc tế tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, chính là nơi thực hiện hàng thương mại điện tử, vì hiện nay phải đi vòng qua Nam Ninh (Trung Quốc) về Hà Nội báo quan mới quay lên tỉnh Lào Cai (Việt Nam). Do đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển, số thuế và giá trị sẽ tăng lên.

Đồng thời, một số dự án trong các khu công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thi công như nhà máy nghiền xỉ thải ở Khu Công nghiệp Tằng Loỏng; nhà máy xử lý rác thải, chất thải công nghiệp nguy hại ở Khu Công nghiệp Tằng Loỏng đi vào vận hành; quyết tâm hình thành Khu Công nghiệp Võ Lao (Văn Bàn), hình thành cụm công nghiệp tại xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai…

Với những nỗ lực và quyết tâm cao, chắc chắn mục tiêu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu và trên tuyến biên giới Lào Cai đạt 9 tỷ đô la Mỹ trong năm 2025 sẽ đạt kế hoạch đề ra.

Các xã "về đích" nông thôn mới khó đạt kế hoạch

baolaocai-br_6495.jpg
Đồng chí Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bão số 3 khiến lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại nặng nề nhất, trong đó tổng sản lượng lượng lương thực thiệt hại hơn 10.000 tấn. Tuy nhiên, với sản lượng lương thực đạt được vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu cho người dân, vì vậy không đề nghị Trung ương hỗ trợ gạo.

Sau khi bão đi qua, tỉnh Lào Cai sớm phê duyệt đề án khôi phục sản xuất và nhận được sự hỗ trợ về giống của Trung ương để đưa vào sản xuất vụ đông. Do đó, diện tích vụ đông năm nay tăng hơn 1.200 ha so với kế hoạch sẽ góp phần bổ sung, khắc phục hậu quả bão số 3 vừa qua.

Ngành hàng chủ lực không bị ảnh hưởng lớn và giá trị hiện đang chiếm 65% tổng giá trị của ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo thu nhập của người dân vẫn khá ổn.

Có một số chỉ tiêu sẽ không đạt trong năm 2024, đó là: tổng sản lượng lương thực; tổng đàn gia súc, gia cầm (tuy nhiên sản lượng vẫn đạt và vượt); tỷ lệ các xã về đích nông thôn mới. Theo kế hoạch có 11 xã phấn đấu đạt nhưng khả năng chỉ có 6 xã về đích nông thôn mới. Như vậy, trong năm 2025 sẽ phải phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới mới đảm bảo mục tiêu cả nhiệm kỳ đặt ra (tổng 76 xã), đây là mục tiêu rất cao.

* Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Tổ thảo luận số 2

Thảo luận tại tổ số 2.

Thảo luận tại tổ số 2.

Phát biểu thảo luận tại tổ, đại biểu Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch cho rằng cần quan tâm hơn đến việc ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân. Sau mưa lũ, môi trường bị ảnh hưởng kéo theo những tác động lên lĩnh vực du lịch và thực hiện chỉ tiêu thuộc lĩnh vực này. Do vậy, các địa phương cần chú trọng công tác chỉnh trang đường phố, sớm khắc phục các tuyến đường liên quan đến các điểm du lịch.

Đại biểu Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch phát biểu.

Đại biểu Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch phát biểu.

Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, tuy nhiên lãnh đạo ngành du lịch cho rằng việc tổ chức các lễ hội truyền thống cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, đề cao văn hóa truyền thống, tạo khí thế thi đua ngay từ những ngày đầu năm.

Đại biểu Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát biểu.

Đại biểu Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát biểu.

Tham gia đóng góp ý kiến, đại biểu Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đề nghị tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Đại biểu cũng phản ánh về việc hỗ trợ người dân sau thiên tai, cấp ủy đảng và chính quyền địa phương phải thực hiện nghiêm túc, sát sao, đảm bảo công bằng. Đối với chủ trương xây dựng nhà ở xã hội hiện đang được người dân quan tâm. Theo đại biểu, tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chức năng để người dân đảm bảo mua được nhà ở theo đúng chủ trương, tránh tiêu cực phát sinh.

Đại biểu Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu.

Đại biểu Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu.

Theo đại biểu Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, trong nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2025 cần đưa thêm nội dung thực hiện Kế hoạch 296 về thực hiện Kết luận số 91 về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bổ sung đề nghị trong năm 2025 công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 4 tuổi, công nhận phổ cập tiểu học mức độ 3; đăng ký thành phố Lào Cai được tham gia mạng lưới học tập toàn cầu của UNESCO.

Đại biểu Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu.

Đại biểu Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu.

Đại biểu Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho rằng, về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 có 4 nhiệm vụ nổi bật: Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp; sắp xếp bộ máy tổ chức; hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra; xóa nhà tạm. Các mục tiêu, giải pháp cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm để công tác lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả.

* Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Tổ thảo luận số 3

Tổ thảo luận số 3.

Tổ thảo luận số 3.

Đại biểu Phan Đăng Toàn, Bí thư Thị ủy Sa Pa cho hay: Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu đón 4,5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024. Thị xã sẽ cố gắng triển khai các giải pháp để kích cầu du lịch, tuy nhiên rất khó để đạt 100% mục tiêu này.

Bí thư Thị ủy Sa Pa - Phan Đăng Toàn phát biểu.

Bí thư Thị ủy Sa Pa - Phan Đăng Toàn phát biểu.

Đại biểu Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai cho biết, đến thời điểm này, với các chỉ tiêu đặt ra, cơ bản thành phố hoàn thành, trong đó có chỉ tiêu giải ngân và thu ngân sách trên địa bàn.

Theo lãnh đạo thành phố, trong đợt mưa lũ hồi tháng 9, toàn thành phố có khoảng 4.200 hộ dân bị ngập, hơn 2.000 hộ sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng.

Đại biểu Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai nêu ý kiến.

Đại biểu Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai nêu ý kiến.

Thành phố ưu tiên việc chỉ đạo khắc phục sau mưa lũ, ổn định đời sống của người dân, tái sản xuất, kinh doanh, do vậy một số chỉ tiêu khác vẫn còn chậm, trong đó có việc xóa nhà tạm. Đại biểu đề nghị trong năm 2025, chỉ tiêu giao ngân sách cần có sự tính toán, phân bổ cho các địa phương, không nên dồn chỉ tiêu thu ngân sách về thành phố.

Đại biểu Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính phát biểu.

Đại biểu Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính phát biểu.

Đại biểu Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính cho rằng việc thu ngân sách năm 2024, năm 2025 rất khó khăn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Kế hoạch đầu tư công đã thực hiện phân bổ từ đầu nhiệm kỳ, do vậy để đảm bảo chỉ tiêu đề ra thì bắt buộc phải giao tăng nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất...

Đại biểu Trần Minh Sáng, Bí thư Huyện ủy Bảo Thắng nêu ý kiến.

Đại biểu Trần Minh Sáng, Bí thư Huyện ủy Bảo Thắng nêu ý kiến.

Tham gia vào báo cáo tổng kết năm 2024, nhiệm vụ năm 2025, đại biểu Trần Minh Sáng, Bí thư Huyện ủy Bảo Thắng đề nghị bổ sung thực trạng tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Hiện nay, việc đánh giá thôn, bản, tổ dân phố văn hóa vẫn còn một số bất cập, do vậy cần điều chỉnh về tỷ lệ hộ nghèo không thấp hơn bình quân chung của tỉnh để đánh giá, xếp loại danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa.

Tham gia thảo luận, đại biểu Hoàng Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên cho rằng Nghị quyết số 16 và Nghị quyết số 18 đã tạo điểm nhấn trên các lĩnh vực của 2 địa phương là thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng, bởi trên thực tế vẫn chưa thu hút được vốn ngoài ngân sách, không có thêm các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn. Nguyên nhân là chưa ban hành được cơ chế, chính sách đặc thù cho 2 địa phương, do vậy cần làm rõ hơn nội dung này trong báo cáo. Đối với phương hướng nhiệm vụ 2025, cần đưa thêm, làm rõ hơn về các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

* Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Tổ thảo luận số 4

baolaocai-br_6510.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang chủ trì Tổ thảo luận số 4.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá, các đại biểu đã tập trung thảo luận sôi nổi, phân tích, đánh giá làm rõ thêm những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Những ý kiến góp ý sẽ là cơ sở quan trọng giúp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lãnh đạo hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2025.

baolaocai-br_6504.jpg
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hải Anh phát biểu thảo luận.

Phát biểu thảo luận, đồng chí Nguyễn Thị Hải Anh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tỉnh gặp khó khăn trong giải quyết việc làm mới cho người lao động và đang hướng đến đưa người lao động ra tỉnh ngoài và nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, đối với đưa lao động ra nước ngoài làm việc, vấn đề lớn nhất là học tiếng nước ngoài (ngoại ngữ) của lao động chủ yếu ở vùng cao khó khăn dẫn đến tâm lý e ngại. Vì vậy, ngành chức năng lựa chọn hướng đến các thị trường phù hợp như Trung Quốc để hợp tác, đưa lao động sang làm việc với số lượng ngày càng tăng. Đồng thời, thúc đẩy việc đưa lao động đi làm việc ở các địa phương trong nước nên chỉ tiêu giải quyết việc làm mới cho 15.000 lao động trong năm 2024 sẽ đảm bảo hoàn thành và vượt 3,5% kế hoạch.

Đại biểu cũng lo ngại bởi qua khảo sát người lao động trong tỉnh rất ngại đi học. Như năm 2024 toàn tỉnh có hơn 3.000 học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT không đi học tiếp mà tham gia vào thị trường lao động, như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lao động của địa phương, vì vậy cần quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

baolaocai-br_6519.jpg
Đại biểu Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nêu ý kiến về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 thời gian qua đã được triển khai mạnh mẽ song cũng còn những nút thắt cần giải quyết. Đó là một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã chưa thực sự quan tâm, một phần do trình độ còn hạn chế dẫn đến việc triển khai chậm hoặc hiệu quả chưa cao.

baolaocai-br_6534.jpg
Đại biểu Nguyễn Thành Nam, Tổng Biên tập Báo Lào Cai phát biểu góp ý tại tổ.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Nguyễn Thành Nam, Tổng Biên tập Báo Lào Cai đề nghị bổ sung thêm nội dung đánh giá Đề án số 08 về công tác tuyên truyền, chuyển đổi số. Đó là chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí địa phương đạt kết quả tích cực để khẳng định thêm cho công tác chuyển đổi số của tỉnh. Trong công tác tuyên truyền về học tập và làm theo Bác, bổ sung thêm nội dung truyên truyền trên các cơ quan báo chí địa phương.

Trong phần thảo luận tại tổ đã có 56 ý kiến phát biểu thảo luận trực tiếp, không có ý kiến chất vấn trong Đảng. Các ý kiến tham gia đều đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cơ quan và cơ bản nhất trí với nội dung tài liệu trình tại hội nghị, đồng thời đề nghị nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung nội dung liên quan đến một số dự thảo tài liệu trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thông qua nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thông qua nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

Sau 1 ngày làm việc, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã hoàn thành các nội dung đề ra.

Sự ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

Sự ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhằm tuyên truyền sâu rộng về lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quần chúng Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thành tựu to lớn của 35 năm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Báo Lào Cai mở chuyên mục "Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)".

Người dân Nậm Tông bốc thăm vị trí nhà, sẵn sàng về nơi ở mới

Người dân Nậm Tông bốc thăm vị trí nhà, sẵn sàng về nơi ở mới

Chiều 2/12, Ban Quản lý dự án và Đầu tư xây dựng huyện Bắc Hà phối hợp với Thường trực Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nậm Lúc và thôn Nậm Tông tổ chức cho 15 hộ dân tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 (Yagi) bốc thăm vị trí nhà tại Khu tái định cư.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký văn bản 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

“Dân vận 3 khéo” ở Sư đoàn 316, Quân khu 2

“Dân vận 3 khéo” ở Sư đoàn 316, Quân khu 2

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác dân vận, trong những năm qua, cùng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, Sư đoàn 316, Quân khu 2 luôn chú trọng đẩy mạnh công tác dân vận bằng nhiều biện pháp đổi mới, mô hình hay, cách làm hiệu quả, nhất là Mô hình “Dân vận 3 khéo”: Khéo nắm bắt tình hình địa bàn; khéo tuyên truyền vận động nhân dân; khéo giúp đỡ nhân dân.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

fbytzltw