Tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất tại Trường THCS và THPT Bắc Hà

Trường THCS và THPT Bắc Hà  được thành lập theo Quyết định 1290/QĐ - UBND ngày 31/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh trên cơ sở nâng cấp Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Lùng Phình kể từ ngày 1/7/2023. Năm học mới đã diễn ra hơn 3 tháng, tuy nhiên những khó khăn về cơ sở vật chất đang phần nào ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của trường.

Việc thành lập Trường THCS và THPT Bắc Hà nhằm đáp ứng được nhu cầu tăng quy mô học sinh vào THPT trên địa bàn huyện; giảm áp lực tuyển sinh đối với Trường THPT số 1 Bắc Hà. Tuy nhiên, hiện nay, sau khi sáp nhập 2 cấp học, trường không đủ phòng học và không đáp ứng về diện tích theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đặc biệt cấp THPT).

Theo thầy giáo Nguyễn Văn Phẩm, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bắc Hà, mặc dù đã được quan tâm đầu tư cùng sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm nhưng cơ sở vật chất của trường vẫn còn nhiều khó khăn, như thiếu phòng học, thiếu phòng bộ môn, không có nhà công vụ cho giáo viên, không có nhà để xe... Ngoài ra, hầu hết phòng học được xây trước đây đều rất nhỏ, chỉ khoảng 45 m2 hoặc hơn một chút. Trong tổng số 13 phòng học, chỉ có 6 phòng đủ diện tích theo tiêu chí trường chuẩn, còn lại 7 phòng được xây dựng năm 2008 và năm 2022, diện tích không đảm bảo.

2-8671.jpg

Đơn cử như lớp 7A2, được tận dụng từ phòng thí nghiệm môn khoa học của trường. Với diện tích nhỏ trong khi số lượng học sinh đông, bàn ghế trong lớp phải kê sát với bục giảng khiến việc đi lại của giáo viên và học sinh trong lớp rất khó khăn.

Cô Trần Thị Tuyết Trinh, giáo viên môn Ngữ Văn cho biết: Để đáp ứng phòng học cho các lớp, nhà trường phải tận dụng 2 phòng bộ môn. Không có phòng bộ môn, học sinh không được thực hành, thực nghiệm, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Ngoài ra, các hoạt động theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng rất khó khăn. Việc học theo nhóm, theo chủ đề... không thể triển khai vì phòng học nhỏ, học sinh trong lớp đông.

Không chỉ khó khăn trong dạy học, do số lượng học sinh đông nên trường cũng không có đủ phòng cho học sinh ăn, ở và sinh hoạt. Theo thầy giáo Phạm Hướng Trượng, Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường, sau khi sáp nhập 2 cấp học, toàn trường có hơn 400 học sinh bán trú, tăng gần 200 học sinh so với năm học 2022 - 2023. Trước điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nhà trường tạm thời tận dụng khu nhà đa năng và 2 lớp học để bố trí làm phòng ở cho học sinh bán trú.

Ngoài ra, nhà ăn cho học sinh bán trú hiện tại cũng chỉ đáp ứng được 60%, còn lại phải kê bàn, ghế ra ngoài sân để có chỗ ngồi. Không những vậy, nhà vệ sinh, phòng tắm cũng còn thiếu và không đồng bộ. Hiện, trường chỉ có 4 phòng tắm cùng 2 nhà vệ sinh.

3-5961.jpg

Để đảm bảo duy trì chất lượng học tập và sinh hoạt cho học sinh, Trường THCS và THPT Bắc Hà đã chủ động các phương án khắc phục. Ngoài tận dụng cơ sở vật chất có sẵn, trường cũng đang được đầu tư thêm khu nhà vệ sinh, phòng tắm cùng với 6 nhà ở bán trú bằng tôn. Cùng với đó, trường đã làm báo cáo kiến nghị, đề xuất đầu tư cơ vật chất phục vụ năm học 2023 - 2024 và những năm học tiếp theo.

5-230.jpg

Thầy giáo Nguyễn Văn Phẩm, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bắc Hà chia sẻ: Hiện, công trình xây dựng nhà ở tạm cho học sinh bán trú đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dự kiến khoảng cuối tháng 12 năm nay sẽ đưa vào sử dụng, đồng thời trả lại nhà đa năng để thực hiện chức năng dạy và học.

Trong thời gian tới, nhà trường mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Bắc Hà tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh sớm triển khai các hạng mục công trình để trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Thầy giáo Nguyễn Văn Phẩm, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bắc Hà

Trước những khó khăn của Trường THCS và THPT Bắc Hà, ngày 10/12 vừa qua, trong chuyến công tác tại Bắc Hà và Si Ma Cai, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn công tác đã đi thực địa kiểm tra. Tại buổi kiểm tra, huyện Bắc Hà đã đề nghị trước mắt tỉnh quan tâm giao danh mục đầu tư xây dựng cho Trường THCS và THPT Bắc Hà một nhà bán trú kiên cố quy mô 4 tầng để phục vụ năm học 2024 - 2025. Về lâu dài, để đáp ứng nhu cầu tăng lớp, tăng học sinh và thực hiện chuẩn hóa cơ sở vật chất, huyện Bắc Hà đề xuất phương án quy hoạch, mở rộng, đầu tư đồng bộ các phòng học, phòng chức năng, phòng hiệu bộ trên khu đất mới rộng 3 ha giáp ranh với khu trường hiện tại.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản nhất trí chủ trương theo đề xuất của huyện; đồng thời đề nghị UBND huyện Bắc Hà phối hợp với đơn vị tư vấn tính toán phương án thiết kế phù hợp, hoàn thiện các thủ tục cần thiết trình UBND tỉnh để phê duyệt danh mục đầu tư. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, đối với Trường THCS và THPT Bắc Hà, phương án thiết kế cũng cần tính toán sau này nếu số lượng học sinh tăng lên, yêu cầu quản lý thay đổi có thể tách thành 2 trường.

4-2588.jpg

Với sự cố gắng của thầy và trò Trường THCS và THPT Bắc Hà cùng sự vào cuộc, quan tâm của các cấp chính quyền, hi vọng rằng, cơ sở vật chất tại trường sẽ sớm được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường vùng cao này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

fbytzltw