Thái Lan siết chặt quản lý lao động người nước ngoài

Thái Lan đang tăng cường truy quét lao động người nước ngoài bất hợp pháp trên phạm vi toàn quốc nhằm chấn chỉnh hoạt động sử dụng và thuê lao động là người nước ngoài tại nước này.

9.jpg
Thái Lan quyết tâm quét sạch nạn lao động nước ngoài bất hợp pháp tại các địa điểm du lịch.

Phó Phát ngôn Chính phủ Thái Lan Kharom Polornklang mới đây cho biết, các đợt kiểm tra từ đầu năm đến nay của các cơ quan chức năng Thái Lan đã phát hiện nhiều lao động bất hợp pháp trong các ngành nghề ở Thái Lan, trong đó một số nghề nghiệp cấm người lao động nước ngoài được làm.

Địa điểm phát hiện lao động bất hợp pháp là người nước ngoài rất đa dạng, từ các khu chợ thực phẩm tươi sống, cửa hàng dịch vụ làm đẹp, cơ sở sửa chữa ô-tô, quán bar, địa điểm dịch vụ du lịch hoặc đơn giản là hoạt động lao động tự do ngoài trời như bán lẻ, bán hàng rong, xe đẩy… Đây là các ngành nghề ít nhiều khó kiểm soát thủ tục giấy tờ của người lao động nước ngoài cũng như của chủ lao động.

Trong khi đó, Bộ Lao động Thái Lan mới đây cho biết sẽ tiếp tục tiến hành các đợt truy quét lao động bất hợp pháp là người nước ngoài tại Thái Lan cho đến cuối năm nay. Theo đánh giá của Bộ Lao động Thái Lan, người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Thái Lan cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận người lao động Thái Lan bị thất nghiệp do không thể cạnh tranh được với lao động nước ngoài.

Trong thời gian vừa qua, đã có hơn 300 nghìn đối tượng bị Bộ này nhắm tới trong các đợt kiểm tra, qua đó phát hiện 1.689 trường hợp thuộc diện lao động bất hợp pháp. Đa số người bị bắt là công dân các nước có chung đường biên giới bộ với Thái Lan.

Bộ Lao động Thái Lan cho biết thêm, các lực lượng chức năng Thái Lan đã tiến hành các đợt kiểm tra mà không báo trước đối với 306.577 lao động nước ngoài tại 25.628 địa điểm trên toàn Thái Lan, qua đó phát hiện tới 820 địa điểm xảy ra vi phạm.

Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động Thái Lan cũng cho biết các quy định mới nhất về các mức phạt áp dụng với lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Thái Lan là bị phạt từ 5 nghìn đến 50 nghìn baht. Đối tượng vi phạm bị trục xuất về nước và không được cấp giấy phép lao động tại Thái Lan trong vòng 2 năm.

Đối với chủ lao động bị phát hiện thuê lao động bất hợp pháp, mức phạt được áp dụng cho việc thuê mỗi một lao động bất hợp pháp là từ 10 nghìn đến 100 nghìn baht. Nếu vi phạm lần thứ hai, chủ lao động có thể đối mặt án phạt tù không quá một năm hoặc mức phạt từ 50 nghìn đến 200 nghìn baht đối với việc thuê mỗi một lao động bất hợp pháp, đồng thời sẽ bị cấm thuê người lao động nước ngoài trong thời gian 3 năm.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw