Thái Lan đóng cửa vịnh Maya

Giới chức Thái Lan thông báo đóng cửa vịnh Maya trong 2 tháng của mùa mưa nhằm mục đích phục hồi tự nhiên.

tg.jpg
Vịnh Maya ở Thái Lan.

Theo đó, vịnh Maya của Thái Lan sẽ đóng cửa tham quan từ ngày 1/8 đến ngày 30/9 để các rạn san hô có đủ thời gian phục hồi sau thời gian nhiệt độ tăng liên tục và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vì đón hàng nghìn du khách mỗi ngày. Đây từng là bối cảnh cho bộ phim "The Beach" gắn với tên tuổi ngôi sao Hollywood Leonardo DiCaprio

Ngoài mục đích để môi trường tự nhiên của vịnh phục hồi, việc đóng cửa khu vực này còn vì sự an toàn của khách du lịch trong mùa mưa.

Vịnh Maya tại thời kỳ quá tải du lịch vào năm 2018.
Vịnh Maya tại thời kỳ quá tải du lịch vào năm 2018.

Trước đó, vịnh Maya được mở cửa trở lại cho khách du lịch vào ngày 1/1/2022 sau khi đóng cửa trong 3,5 năm do lượng khách du lịch quá đông, khiến các rạn san hô bị phá hủy và hệ sinh thái vịnh bị tác động tiêu cực.

Nằm trong Công viên Quốc gia Hat Noppharat Thara-Mu Ko Phi Phi của Thái Lan, vịnh Maya là một phần của cụm đảo Phi Phi Leh, thuộc tỉnh Krabi. Đối với chính quyền Thái Lan, việc cân bằng giữa nhu cầu của du khách với lời kêu gọi khẩn cấp bảo vệ các nguồn tài nguyên quý giá của công viên quốc gia là một thách thức hiện hữu khi du lịch đóng góp tới 20% GDP của nước này.

San hô hồi sinh giúp hệ động vật vịnh Maya phát triển mạnh trở lại.
San hô hồi sinh giúp hệ động vật vịnh Maya phát triển mạnh trở lại.

"Phương án tối ưu là không có ai tới khu vực này", nhà sinh vật biển kiêm Giáo sư, Tiến sĩ Thon Thamrongnawasawat nói.

Giáo sư, Tiến sĩ Thon được biết tới là người đã thuyết phục chính quyền Thái Lan đóng cửa vịnh Maya trong 4 năm, một quyết định gây tranh cãi vào thời điểm năm 2018.

Kể từ khi đóng cửa vịnh vào năm 2018, ông Thon và một nhóm chuyên gia biển, tình nguyện viên đã trồng lại hơn 30.000 mảnh san hô, phần lớn trong số đó mọc ở ngoài khơi của một hòn đảo gần đó, đảo Yung. Khoảng 50% san hô được trồng lại vẫn sống sót dù có một số lần chúng bị tẩy trắng. Hiện chúng bắt đầu phát triển và tự lan rộng. Giáo sư Thon cho biết, nếu không có quá trình cấy ghép, sẽ mất 30 - 50 năm để rạn san hô tái tạo tự nhiên.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Thái Lan gần đây công bố các kế hoạch ngắn hạn nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Dù vấp phải một số ý kiến trái chiều, song những kế hoạch này được kỳ vọng sẽ kích cầu tiêu dùng, kích thích kinh tế tăng trưởng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế số.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững. 

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm tới.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang nguy hiểm và có nguy cơ mở rộng trong khu vực, ngày 23/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah trong tuần qua (16-22/9) đã chứng kiến những bước leo thang. Giữa lúc tình hình chiến sự ở Gaza vẫn chưa hạ nhiệt, những diễn biến căng thẳng mới càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông đang trở nên hiện hữu.

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, bởi khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn để vừa giải quyết làn sóng di cư, vừa đáp ứng kỳ vọng của cả người dân Ðức và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

fbytzltw