Thác nước lớn nhất thế giới

Một thác nước bên dưới eo biển Đan Mạch cao tới 3.500 m, vượt xa thác nước lớn nhất trên cạn là thác Angel ở Venezuela.
Thác Angel là thác nước cao nhất trên cạn với chiều cao 979 m và chiều rộng 150 m ở đáy, tương đương 3 tháp Eiffel xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, thác Angel không phải thác nước lớn nhất thế giới. Danh hiệu đó thuộc về thác nước eo biển Đan Mạch, khối nước dốc thẳng xuống ở eo biển giữa Greenland và Iceland, có nghĩa thác nước lớn và cao nhất thế giới này nằm dưới nước, theo Live Science.
Điều đó có thể xảy ra bởi chênh lệch nhiệt độ và độ mặn cung cấp sức mạnh cho phần lớn dòng hải lưu đại dương, theo Anna Sanchez Vidal, giáo sư khoa học hàng hải ở Đại học Barcelona tại Tây Ban Nha. Eo biển Đan Mạch vắt qua Vòng cực Bắc, đóng vai trò như chiếc phễu để nước vùng cực đổ từ các biển Bắc Âu vào Đại Tây Dương. Nhưng giống như mọi nơi khác trong đại dương, nước trong khu vực không đồng nhất.
Ở phía bắc eo biển Đan Mạch, nước bề mặt tiếp xúc với không khí Bắc Cực lạnh giá và trở nên lạnh hơn do một phần nước đóng băng, dẫn tới muối tập trung ở khu vực không đóng băng. Nước biển mặn và lạnh đặc hơn nước ấm, do đó chìm xuống đáy biển, trong khi lớp nhẹ hơn nổi lên bề mặt. Sự trao đổi này tiếp năng lượng cho dòng hải lưu sâu chảy về phía nam qua eo biển, đổ vào biển Irminger ở Bắc Đại Tây Dương.
Tất nhiên, những thác nước luôn có vách đá hoặc đường dốc, và eo biển Đan Mạch không phải ngoại lệ. Một gờ dốc 3.500 m ở đáy biển gần mũi phía nam Greenland được tạo ra bởi sông băng cách đây 11.500 - 17.500 năm, trong kỷ Băng Hà cuối cùng. Nước ở đáy biển chảy về hướng nam qua eo biển lao qua rìa gờ dốc và đổ xuống theo sườn của nó, tạo thành thác nước bên dưới lớp nước bề mặt ấm hơn của biển Irminger.
Dù đáy biển dốc xuống hơn 3.500 m, phần nước chảy tràn chỉ cao khoảng 2.000 m, gấp đôi chiều cao của thác Angel, do đổ vào một hồ sâu chứa nước lạnh và đặc. Thác nước này rất ấn tượng do không giống thác nước trên cạn, theo Mike Clare, trưởng nhóm hệ thống địa chất hàng hải tại Trung tâm hải dương học quốc gia của Anh ở Southampton. Ví dụ, phần nước chảy tràn rộng bằng eo biển Đan Mạch, có nghĩa nó trải rộng trên 480 km đáy biển. Kết quả là nước chảy xuống ở tốc độ chỉ khoảng 0,5 m/s, chậm hơn nhiều so với tốc độ đi bộ và thua xa tốc độ dòng chảy ở thác Niagara (109 km/h), hay 30,5 m/s.
Nước lạnh chảy qua eo biển Đan Mạch là một phần trong hệ thống hải lưu đại dương có tên Atlantic Meridional Overturning Circulation (AMOC), đưa nước ấm về hướng bắc và nước lạnh về hướng nam theo hình vòng tròn dài ở Đại Tây Dương. Sau khi rời khỏi eo biển Đan Mạch, nước lạnh tiếp tục hành trình về hướng nam tới Nam Cực, ấm dần và nhô lên mặt biển (gọi là nước trồi) rồi quay trở lại để hoàn thành chu kỳ ở Bắc Cực.
Vidal chia sẻ hiện nay, thác nước đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Chỏm băng tan chảy và đại dương ấm lên bơm nhiều nước ngọt vào hệ thống, làm chậm tốc độ của AMOC. Nếu AMOC không còn di chuyển, thác nước eo biển Đan Mạch sẽ bị giảm mật độ và ngừng chảy.
(Theo VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao

Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao

Các chuyên gia Di truyền học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Liên bang thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã đề xuất phương pháp mới, mở ra con đường tạo các giống cây trồng nông nghiệp có năng suất cao hơn và sức kháng bệnh mạnh hơn, cụ thể là giống lúa. Quỹ Khoa học Nga (RSF) đã thông báo tin vui này với Sputnik.

Trung Quốc mở chiến dịch cải thiện môi trường không gian mạng cho trẻ vị thành niên

Trung Quốc mở chiến dịch cải thiện môi trường không gian mạng cho trẻ vị thành niên

Theo thông tư do Văn phòng Ủy ban Trung ương các vấn đề không gian mạng của Trung Quốc công bố ngày 15/7, Cơ quan Quản lý không gian mạng hàng đầu của nước này đã phát động chiến dịch toàn quốc kéo dài 2 tháng nhằm cải thiện môi trường không gian mạng cho trẻ vị thành niên trong kỳ nghỉ Hè 2025.

Thái Lan sắp họp ủy ban biên giới với Campuchia

Thái Lan sắp họp ủy ban biên giới với Campuchia

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiamongsa xác nhận Thái Lan sẽ tổ chức cuộc họp Ủy ban biên giới hỗn hợp (JBC) lần thứ 7 giữa Thái Lan và Campuchia. Đây là cơ chế đối thoại, đàm phán quan trọng để hai bên tìm kiếm giải pháp toàn diện cho vấn đề căng thẳng biên giới.

Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Nga trong khuôn khổ đa phương

Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Nga trong khuôn khổ đa phương

Trung Quốc và Nga cần tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn khổ đa phương, đoàn kết các quốc gia Nam Bán cầu và thúc đẩy trật tự quốc tế theo hướng công bằng và bình đẳng hơn. Đây là phát biểu được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang ở Bắc Kinh, tham dự cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Anh chi 650 triệu bảng hỗ trợ người dùng xe điện

Anh chi 650 triệu bảng hỗ trợ người dùng xe điện

Từ ngày 16/7, những người ở Anh mua xe điện (EV) có giá dưới 37.000 bảng sẽ được giảm giá tối đa 3.750 bảng (khoảng 5.037 USD) theo chương trình trợ giá của chính phủ nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Cuba: Nguồn thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen

Cuba: Nguồn thức ăn chăn nuôi từ ruồi lính đen

Tại một ngôi làng nhỏ ngoại ô thủ đô La Habana, bác sĩ Yodermis Díaz, 51 tuổi bắt đầu ngày mới bên những lồng ấp ruồi lính đen (tên khoa học Hermetia illucens), loài côn trùng có giá trị dinh dưỡng cao đang được nuôi để làm thức ăn cho cá và vật nuôi.

fb yt zl tw