Tết ở nhà hay đi du lịch?

Những ngày nghỉ tết Nguyên đán có nhất thiết phải ở nhà, hay có thể đi du lịch, du xuân? Câu hỏi này là chủ đề bàn luận của nhiều người.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Tết đoàn viên” - dịp sum họp gia đình

“Không gì có thể sánh được cảm giác ấm áp khi tất cả quây quần bên ông bà, cha mẹ, trò chuyện vui vẻ hoặc ngồi bên bếp lửa làm những món ăn truyền thống” - đó là chia sẻ của anh Trần Thịnh ở phường Hàm Rồng (thị xã Sa Pa).

Lập nghiệp trên mảnh đất Sa Pa gần 10 năm, những ngày giáp tết, gặp người thân quen, ai cũng hỏi anh Thịnh một câu quen thuộc: "Tết này có về quê ăn tết không?". Tất nhiên, với anh Thịnh và những người con xa quê đi làm nơi đất khách, đều ngóng chờ ngày tết để trở về sum họp cùng gia đình. Anh Thịnh cũng cho rằng, cảm giác gần gũi, ấm cúng trong ngày tết chỉ có 1 lần trong năm, khi mọi người có mặt đông đủ và không hề vướng bận công việc. Thế nên, anh không muốn vì những trải nghiệm ở vùng đất xa lạ mà đánh mất đi những khoảnh khắc quý giá bên gia đình, người thân.

AA9E8705-0191-457A-8C00-A67D0832CDF4.jpeg
Tết là dịp gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình.

Hơn tất cả, đón tết truyền thống tại chính ngôi nhà của mình, tất bật lo sắm sửa tết với bố mẹ, gặp lại người thân, họ hàng sau 1 năm xa cách là niềm vui lớn nhất mà nhiều người không muốn lãng phí.

Chuyến du lịch ý nghĩa nhất là chuyến đi về nhà

Cũng háo hức về quê đón tết, chị Mai Thu (33 tuổi, đang sống và làm việc ở Hà Nội) đã đặt vé tàu chiều Hà Nội - Lào Cai từ sớm. "Đi làm xa nhà không mong gì, tôi chỉ mong đến tết để được về quê dài ngày. Lào Cai không phải quá xa Hà Nội, nhưng với cường độ công việc cao nên tôi không có nhiều thời gian về quê”, chị Mai Thu tâm sự.

Đối với chị Mai Thu, không khí trước tết vẫn khiến chị háo hức, mong chờ nhất. Chỉ khoảng 28 tết, tất cả các thành viên trong gia đình đã quây quần gói bánh chưng, dọn nhà ở. "Với tôi, cùng bố mẹ dọn nhà ở, gói bánh chưng, đón giao thừa là cảm giác tuyệt vời nhất. Thế nên, dù trong năm có bao nhiêu chuyến đi du lịch, thì chuyến đi ý nghĩa nhất vẫn là về nhà” - chị Mai Thu bộc bạch.

9AED5B05-32C1-43FE-8E8E-4338179657EB.jpeg
Nhiều gia đình vẫn giữ nét văn hoá truyền thống trong dịp tết Nguyên đán.

Đứng trên phương diện người lớn tuổi, dễ hiểu khi họ dành tình cảm lớn cho con cháu và mong ngóng được gặp con cháu để hỏi han về cuộc sống, chia sẻ những điều đã qua trong năm cũ. Vì vậy, ông bà sẽ có cảm giác cô quạnh khi con cháu kéo nhau đi du lịch hết. Với những người lớn tuổi, những người con xa quê đi học, đi làm thì tết vẫn là thời gian dành cho gia đình, bên cạnh những người thân yêu sau chuỗi ngày xa cách.

Tận hưởng không khí tết ở nơi xa

Những ngày cuối năm, chị Lâm Thị Lan, phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) lại tranh thủ đi thăm họ hàng, bạn bè rồi thắp hương ông bà, tổ tiên. Đã 5 năm nay, chị không đón tết ở quê nhà mà cùng bạn bè lái xe đi “trải nghiệm tết” ở nơi xa. Hành trình cho mỗi chuyến đi đơn giản chỉ là quần áo, chút đồ ăn nhẹ và lịch trình các địa điểm dừng chân đã được chuẩn bị từ trước.

ED724561-08E9-4354-9ADF-A11412A950F7.jpeg
Chị Lan cùng bạn bè lái xe đi trải nghiệm tết ở nơi xa.

Chị Lan cho biết: Tôi thích đi du lịch nhưng công việc bận rộn nên chỉ có dịp tết mới thu xếp để thực hiện niềm yêu thích của mình. Kỳ nghỉ tết kéo dài, nếu chỉ ở nhà loanh quanh bếp núc, dọn dẹp, khách khứa thì rất lãng phí và mệt mỏi nên tôi quyết định “xách ba lô lên và đi”. Những chuyến du lịch tết của tôi thường kéo dài khoảng 10 ngày. Tôi thường tìm nơi nghỉ chân là các căn hộ cho thuê, homestay yên tĩnh phù hợp nghỉ dưỡng. Đặc biệt, sau mỗi chuyến đi, tôi còn kết hợp mang về nhiều đặc sản vùng miền để phục vụ người dân Lào Cai.

83EB2C59-C77F-45D0-A161-D4211203B60C.jpeg
Đi du lịch cũng là dịp khám phá những nét văn hóa, tín ngưỡng ở mỗi vùng đất.

“Nhiều người cho rằng, tết là thời điểm con cháu thể hiện tình cảm và trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, nhưng với tôi, đạo làm con là việc cả đời chứ không riêng vài ngày tết. Chúng ta vẫn có thể cân đối thời gian dành cho gia đình sau đó tận hưởng kỳ nghỉ cho bản thân. Mỗi năm đón Giao thừa ở một nơi là một trải nghiệm rất đáng nhớ. Mỗi vùng đất đi qua đều mang lại cho tôi những cảm xúc khác nhau về văn hoá đón tết đầy sắc màu trên khắp dải đất chữ S” - chị Lan tâm sự.

Song hành tết cổ truyền và du lịch

Đối với nhiều người, tết là thời gian thư giãn sau 1 năm dài làm việc. Không chỉ giới trẻ mà nhiều người lớn tuổi cũng mong muốn được đi du lịch những ngày tết. Bà Nguyễn Thị Huế (65 tuổi), phường Kim Tân cho biết: Gia đình tôi vẫn đón tết cổ truyền những ngày đầu năm mới, sau đó bắt đầu khởi hành du xuân. Như năm nay, gia đình tôi lựa chọn du lịch tại Hội An. Chắc chắn đây sẽ là kỳ nghỉ đáng nhớ, giúp các thành viên trong gia đình được tận hưởng, thư giãn, thêm hiểu và gắn kết nhau hơn.

98A52B19-1BD9-4818-A634-90A8002501C0.jpeg
Cả gia đình bà Huế đi du lịch tại Đà Lạt năm 2023.

“Dịp tết, hàng quán đóng cửa nên gia đình tôi lựa chọn thuê các căn hộ có bếp và thực phẩm để đảm bảo bữa ăn cho các thành viên. Đi du lịch tết không tránh khỏi những hạn chế so với ngày thường, gia đình lại có các cháu nhỏ nên việc chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi từ trước là rất cần thiết” - bà Huế cho biết thêm.

Dù chọn tận hưởng bằng cách nào thì tết vẫn là dịp để mọi người, mọi nhà đoàn tụ và nghỉ ngơi chuẩn bị cho một năm dài phía trước. Sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại cũng là cách để mỗi người tận hưởng hương vị tết theo cách riêng của mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw