Tết là để trở về

Vậy là vòng xoay bốn mùa của năm cũ đã đi qua. Khi hàng cây bắt đầu trút lớp vỏ xù xì, trơ trọi sau những ngày đông tháng giá, từ dòng nhựa ấm dưỡng nuôi, chồi non, lộc biếc bắt đầu hé mở, ấy cũng là lúc mùa xuân đã gõ cửa thế gian. Giữa những ngày cuối năm chộn rộn, lặng nhìn sự đổi thay của vạn vật đương buổi giao mùa, ta như nghe thấy thanh âm đầy thương nhớ, diết da của ngày tết cận kề. Đó là tiếng gọi của sự trở về.

Ngày thơ bé, đứa trẻ nào cũng nuôi suy nghĩ non nớt lớn thật nhanh, có đôi cánh rộng để bay thật xa, chinh phục những giấc mơ thật to. Thế rồi, giấc mơ thành hình khi những đứa trẻ bắt đầu xa tổ ấm để tự mình lo liệu cuộc sống nơi phố thị phồn hoa. Những hối hả của cuộc sống, những áp lực, lắng lo từ nhiều phía khiến giấc mơ thuở xưa bỗng chốc trở nên nhỏ lại mà chẳng thể ngừng.

001428-ve-que-an-tet.jpg
Hành trình đặc biệt mang tên về quê ăn tết. Ảnh: Internet

Ngày nối ngày, tháng qua tháng, năm tiếp năm, guồng quay của 365 ngày trôi qua khiến ta vô tình quên đi nhiều thứ. Cho tới một ngày, khi nhìn hàng cây sau những ngày đông tháng giá đang hé mắt thành lộc biếc, khi quất đã ngát hương, đỏ vỏ, đào thắm như màu má ai, ta nhớ diết da mái ấm bao bọc mình khôn lớn. Hóa ra, giấc mơ của người lớn đôi khi chẳng còn là giấc mộng to như ngày bé thơ ao ước, mà chỉ đơn giản là được trở về với gia đình, về với những bình yên. Những tháng ngày qua đi chỉ để ta thêm tha thiết bước chân trở về của ngày Tết. Ta nghe lòng mình lên tiếng: Tết rồi, về đi thôi!

Về với mái nhà ấm êm, nơi có mẹ chờ cha trông, cứ ngóng đợi những đứa con quay trở về sau những năm tháng bôn ba xa xứ. Về để được tận hưởng vòng tay ấm, để được làm con trẻ thêm một lần khi được cùng mẹ đi chợ quê, được tắm nước lá thơm mẹ đun để gột rửa những nặng trĩu của tâm hồn còn sót lại. Về để bão giông nửa đời bôn ba gác lại bên ngoài cánh cửa, ta cho lòng mình ấm lại bởi những thương yêu.

Về quây quần bên bếp lửa canh nồi bánh chưng, rì rầm thâu đêm về những gì đã đi qua và ở lại. Những câu chuyện vui, niềm tiếc nuối của một năm qua, dự định tương lai cứ vậy nối nhau, bập bùng theo ngọn lửa lách tách và cả những giấc mơ con bên bếp lửa hồng.

Về với bữa cơm chiều 30 ắp đầy hạnh phúc. Ta tranh thủ kể về những câu chuyện đôi khi không đầu không cuối về một năm đã qua. Hóa ra, mâm cơm giản đơn ngày cuối năm lại là bữa cơm vui và ngon nhất, để ta biết mình vẫn đang được yêu thương.

ngaytet.jpg
Tết khiến ta cảm nhận rõ nét ý nghĩa của sự đoàn viên. Ảnh: Internet

Những thời khắc của năm cũ đang dần qua đi, tờ lịch vơi dần theo những ngày cuối cùng của tháng Chạp đang đếm ngược, lòng ta rộn ràng như ngày nhỏ mong chờ mẹ mua cho bộ áo mới, ăn bữa cơm ngon.

Ngoài kia, xe đã bắt đầu lăn bánh, tàu đã hú lên từng hồi giục người con xa xứ nhanh chân để kịp chuyến đi về quê đón Tết. Xếp lại những ồn ào, náo nhiệt và cả những bộn bề lo toan, ta vội bước để kịp chuyến hành trình đặc biệt cuối năm, để hiểu hơn bao giờ hết ý nghĩa của sự đoàn viên, hạnh phúc.

Tết đã cận kề lắm! Ngay cả tia nắng cũng nhộn nhạo đánh thức những cành cây sau giấc ngủ đông. Lòng ta cũng háo hức bởi thanh âm như lời thúc giục: Tết đến rồi, về nhà đi thôi!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw