Tết Gạ Ma O trên bản Hà Nhì

Sau tết Nguyên đán hằng năm, đồng bào Hà Nhì ở các thôn, bản trên một số xã vùng cao của huyện Bát Xát lại náo nức tổ chức tết Gạ Ma O cầu năm mới bình an, nhà nhà mạnh khỏe, mùa màng bội thu.

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Hà Nhì, tết Gạ Ma O bắt đầu từ ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng tại tất cả các thôn, bản có người Hà Nhì sinh sống. Năm nay, Tết Gạ Ma O bắt đầu từ ngày 4/2/2025, tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

baolaocai-c_1.jpg
baolaocai-c_2.jpg
Người Hà Nhì ở xã Y Tý cúng Thần Nước tại nguồn nước chung của thôn.

Trước khi tổ chức tết Gạ Ma O, các thôn, bản của người Hà Nhì đều làm lễ căng dây cấm bản, với quan niệm ngăn chặn những điều xấu, điều không may mắn, ma quỷ xâm nhập vào thôn, giữ cho thôn luôn bình an.

baolaocai-c_3.jpg
baolaocai-c_4.jpg
Lễ cúng Thần Rừng diễn ra tại khu rừng cấm của các thôn, bản người Hà Nhì với quan niệm tạ ơn và cầu mong Thần Rừng phù hộ cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Sau lễ cấm bản, đồng bào Hà Nhì cùng nhau vệ sinh nguồn nước và làm lễ cúng Thần Nước tại nguồn nước chung của thôn, tiếp đó là lễ cúng Thần Rừng tại khu rừng cấm. Lễ vật gồm có thịt lợn, thịt gà, rượu, chè gừng… được dâng lên Thần Nước, Thần Rừng, cầu mong các vị thần linh phù hộ cho năm mới thôn bản luôn bình yên, mọi người mạnh khỏe, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Lễ cúng Thần Nước, Thần Rừng cũng thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng của cộng đồng người Hà Nhì, giữ cho những dòng suối chảy mãi, những cánh rừng mãi xanh tốt.

baolaocai-c_5.jpg
baolaocai-c_6.jpg
Tết Thiếu nhi của người Hà Nhì diễn ra vào đầu năm mới.

Đặc biệt, trong tết Gạ Ma O của người Hà Nhì còn có tết Thiếu nhi (Dứ Dò Dò). Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ vật gồm rượu, hoa tươi và 8 - 10 món ăn, (mâm của thầy cúng có 12 món ăn) được chế biến từ các nông sản của gia đình sản xuất được, tập trung tại nhà trưởng bản để làm lễ, cầu cho năm mới trẻ em trong thôn luôn mạnh khỏe, học hành tiến bộ. Dịp này, phụ nữ Hà Nhì thường nhuộm những quả trứng nhiều màu sắc sặc sỡ làm quà cho trẻ em.

baolaocai-c_7.jpg
Phụ nữ Hà Nhì nhuộm trứng làm quà cho trẻ em trong ngày tết Thiếu nhi.
baolaocai-c_8.jpg
Các trò chơi dân gian được tổ chức tạo nên bầu không khí vui tươi, náo nức tại các thôn, bản trong ngày đầu năm mới.

Trong ngày tết Thiếu nhi, mọi người trong thôn gồm cả nam, nữ cùng nhau liên hoan vui vẻ, chơi các trò chơi dân gian, khởi đầu cho một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ nét đẹp lễ hội Xuân

Gìn giữ nét đẹp lễ hội Xuân

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân năm 2025, Đảng, Nhà nước đã có những chỉ đạo, yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về quản lý, tổ chức lễ hội; bảo đảm hoạt động vui Xuân, đón Tết thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Ca sỹ Đình Dũng: Lào Cai của tôi!

Ca sỹ Đình Dũng: Lào Cai của tôi!

Tối hôm trước biểu diễn ở Nghệ An, sớm hôm sau ca sỹ Đình Dũng xuất phát trở về Hà Nội theo lời hẹn với chúng tôi. Tại căn phòng nhỏ trong một tòa nhà tọa lạc trên phố Đội Cấn, Đình Dũng vẫn hoạt bát, nói năng sang sảng. Dường như liveshow tối hôm trước và quãng đường hơn 300 cây số trong tình trạng giao thông dịp cuối tuần không “làm khó” được anh. Có lẽ do Đình Dũng đã quen với những cuộc di chuyển gấp gáp như thế.

Múa khèn

Múa khèn

Tiếng khèn như gió rừng tạt không dứt
Tiếng khèn như gió núi cuốn chẳng dừng...

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Hấp dẫn lễ hội Gầu tào Pha Long

Lễ hội có sự tham dự của các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện; Đoàn đại biểu xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và đông đảo bà con các dân tộc trong tỉnh.

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Đón xuân mới cùng sắc hoa tinh khôi

Mùa xuân có nhiều thứ hoa bừng nở. Nhưng đẹp nhất, đặc trưng mùa xuân nhất là hoa mận, hoa đào và hoa lê. Lào Cai quê ta vốn là xứ sở của mận, của đào, của lê, bây giờ càng nhiều. Thường thì cái đẹp thường là của hiếm. Nhưng hoa mận, hoa đào hoa lê quê ta nhiều thêm mà vẫn giữ nguyên giá trị của vẻ đẹp của hoa mùa xuân.

Người Mông khai lửa chạm bạc

Người Mông khai lửa chạm bạc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết truyền thống trong quan niệm của người Việt trẻ

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết Nguyên đán đã có những thay đổi nhất định, đặc biệt là trong suy nghĩ của giới trẻ. Vậy ngày nay người Việt trẻ đón Tết thế nào và quan niệm của họ về ngày Tết truyền thống ra sao?

fb yt zl tw