Tế bào sát thủ hoạt động hiệu quả trên HIV

Các nhà khoa học Mỹ và Anh cho biết, trong phòng thí nghiệm, họ đã thành công trong việc tạo dựng các tế bào có thể thắng được các cơ chế bảo vệ của virus HIV.

Các tế bào hệ thống miễn dịch do các nhà khoa học tạo ra có thể kiềm giữ HIV, thậm chí cả sau khi nó đã biến thể.


Những thử nghiệm trên những người có HIV giai đoạn sau có thể sẽ được bắt đầu vào năm tới.


Phần lớn mọi virus đều có thể trở nên “vô hình” trước sự tự bảo vệ của cơ thể, một phần là do các tế bào có tên là "killer T-cells" (tế bào sát thủ T), chuyên nhận biết các vi trùng, virus lạ xâm nhập cơ thể và tiêu diệt chúng.


Công trình nghiên cứu trên được thực hiện tại các trường đại học của Cardiff và Pennsylvania, có sự tham gia của một công ty công nghệ sinh học thuộc Oxford, trong đó có việc tạo ra một loại tế bào T được tăng cường khả năng nhận biết và tấn công rất nhiều dạng virus đã biến đổi.

Để làm được điều đó, các nhà khoa học đã đính kèm các phiên bản đặc biệt của cơ quan thụ cảm tế bào T (một phần trong phản ứng của các tế bào để tìm và diệt các tế bào đã bị nhiễm virus) đã được lập trình để nhận biết các biến thể khác nhau của HIV.

Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các tế bào T được tăng cường có khả năng phá hủy các tế bào HIV.

Giáo sư Andy Sewell, ở Cardiff nói rằng, ông hy vọng khi ứng dụng trên người hiệu quả tiêu diệt virus của các tế bào T cũng tương đương trong phòng thí nghiệm.

Để đối phó với các tế bào sát thủ của chúng tôi, virus hoặc sẽ bị chết hoặc buộc phải thay đổi cách thức ngụy trang và đương nhiên, trong quá trình này chúng sẽ tự suy yếu. Thực lòng mà nói, tôi thích trường hợp thứ nhất xảy ra hơn, tuy nhiên tôi cho rằng khả năng virus sẽ thay đổi cách thức để lẩn tránh là lớn hơn. Trong trường hợp mà chúng tôi chỉ có thể làm cho virus suy yếu đi thì cũng đã là một điều đáng mừng vì sẽ làm giảm khả năng lây truyền trong cộng đồng cũng như làm chậm lại, thậm chí là tránh được sự tiến triển đến giai đoạn cuối của bệnh AIDS trên các cá nhân.

Tiến sĩ Ade Fakoya thuộc Liên minh quốc tế phòng chống HIV/AIDS nói, công trình nghiên cứu này về thực chất đang hướng đến mục tiêu tạo tăng cường hệ thống phát hiện virus HIV khi chúng ẩn mình trong các tế bào. Đây là một nghiên cứu cơ bản hết sức thú vị, góp phần nâng cao hiểu viết của con người về cơ chế tự chữa bệnh của hệ miễn dịch...

Đại diện tổ chức từ thiện về HIV Terrence Higgins Trust mô tả công trình nghiên cứu này là một tin rất tốt lành đối với những người đang phải chung sống với HIV.

(Theo NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 6.

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025: VinFast VF 6 tuột mất vị trí thứ 3

So với tháng 4/2025, doanh số của VinFast VF 6 trong tháng 5/2025 đã giảm gần 400 xe. Sự sụt giảm này đã khiến mẫu xe từ vị trí thứ 3 tụt xuống vị trí thứ 6 trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, VF 5 và VF 3 vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Sở Khoa học và Công nghệ tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nền tảng cho sự phát triển

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực trong việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS). Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế và cải thiện môi trường sống cho người dân địa phương.
fb yt zl tw