Lần đầu tiên Việt Nam có dự án điện mặt trời lắp ở ban công

Dự án điện mặt trời ban công đầu tiên tại Việt Nam sẽ được lắp cho các căn hộ ở TP.HCM, đáng chú ý đây là dự án được tài trợ 100% chi phí và triển khai theo mô hình điện mặt trời ban công đang phát triển tại Đức.
Phát biểu tại lễ khởi động dự án "Điện mặt trời ban công cho Việt Nam (BSS4VN)" diễn ra ở TP.HCM chiều 19-6, ông Christopher Scholl - phó tổng lãnh sự Đức tại TP.HCM - cho biết năm nay đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, trong đó năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực hợp tác chiến lược và bền vững nhất giữa hai quốc gia. 
Theo ông Christopher Scholl, thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức - GIZ, giữa Đức và Việt Nam đã có sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Tại Đức, mô hình điện mặt trời ban công vượt xa kỳ vọng khi đã có 800.000 hệ thống được đăng ký chính thức và ước tính có đến 1-1,5 triệu hệ thống lắp đặt không chính thức, trong khi nhu cầu lắp đặt vẫn tăng.
Theo ông Christopher Scholl, sự phát triển nhanh chóng của loại hình điện mặt trời ban công này không chỉ vì ý thức bảo vệ môi trường, mà còn vì người dân muốn tiết kiệm tiền điện nên giải pháp này là sự lựa chọn hợp lý. 
"Tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành công tương tự Đức, với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao thì năng lượng tái tạo quy mô nhỏ như điện mặt trời ban công là giải pháp phù hợp", ông Christopher Scholl nói.
Theo đơn vị phát triển, trong thời gian tới các hệ thống điện mặt trời ban công cũng sẽ được triển khai tại nhiều loại hình nhà ở khác như nhà phố và biệt thự trên địa bàn TP.HCM.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - tổng giám đốc Phuc Khang Corporation, phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nghiệp Xanh TP.HCM - cho biết việc khởi động dự án đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình thúc đẩy các giải pháp năng lượng tái tạo tại khu vực đô thị và hướng tới mục tiêu Net Zero. 
Theo bà Mẫu, tòa nhà Diamond Lotus Riverside đã giảm 44% mức tiêu thụ năng lượng so với tiêu chuẩn cơ sở, tiết kiệm 35% lượng nước và 100% hệ thống tưới sử dụng nước tái chế, nên việc lắp thêm hệ thống điện mặt trời ban công sẽ giúp cư dân tiếp cận năng lượng sạch mà không phải chịu gánh nặng tài chính ban đầu. 
"Điện mặt trời ban công không chỉ là một giải pháp kỹ thuật, mà còn là một phần trong chiến lược sống xanh, sống bền vững, là minh chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc đóng góp vào chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh", bà Mẫu nói.
Dự án "Điện mặt trời ban công cho Việt Nam" được hợp tác triển khai bởi các đối tác công và tư, trong đó GIZ đóng vai trò là đối tác công và các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế là đối tác tư nhân.
Hệ thống điện mặt trời ban công đầu tiên trong khuôn khổ dự án sẽ được lắp đặt thí điểm tại tòa nhà Diamond Lotus Riverside (TP.HCM), một công trình xanh tiêu biểu do Phuc Khang Mitsubishi Corporation Holding (PKMC) phát triển, liên doanh giữa Tập đoàn Phúc Khang và Mitsubishi Corporation (Nhật Bản).
Dự án sẽ tài trợ 100% thiết bị, lắp đặt và triển khai cho các căn hộ tại tòa nhà Diamond Lotus Riverside, giúp cư dân sẽ sử dụng năng lượng xanh. Hệ thống điện mặt trời ban công dự kiến sản xuất trung bình 52kWh điện/tháng, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu tiêu thụ điện trung bình của một hộ gia đình tại TP.HCM. Theo tính toán, thời gian hoàn vốn ước tính là 6 năm hoặc ít hơn, sau đó người dân sẽ dùng điện miễn phí từ hệ thống này.
(Theo TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 6.

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025: VinFast VF 6 tuột mất vị trí thứ 3

So với tháng 4/2025, doanh số của VinFast VF 6 trong tháng 5/2025 đã giảm gần 400 xe. Sự sụt giảm này đã khiến mẫu xe từ vị trí thứ 3 tụt xuống vị trí thứ 6 trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, VF 5 và VF 3 vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Sở Khoa học và Công nghệ tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nền tảng cho sự phát triển

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực trong việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS). Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế và cải thiện môi trường sống cho người dân địa phương.
Nhóm học sinh Trần Thị Bích Đào - Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên đã nghiên cứu phương pháp tách sợi từ một số cây lấy sợi trên địa bàn để tạo sợi hữu cơ - nguyên liệu làm các sản phẩm như: tóc giả, đồ thủ công mỹ nghệ, vật liệu cho ngành dệt may, y khoa…

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái phấn đấu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của tỉnh

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái (Liên hiệp Hội) phấn đấu đến năm 2035, định hướng đến năm 2045 tiếp tục xây dựng Liên hiệp Hội trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của tỉnh, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức, góp phần đưa khoa học và công nghệ (KH&CN) vào cuộc sống, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, cùng với đội ngũ trí thức đưa KH&CN trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
fb yt zl tw