Vi khuẩn tạo ra điện để hít thở

Một số vi khuẩn hô hấp bằng cách tạo ra điện, sử dụng một quá trình tự nhiên để đẩy electron ra môi trường xung quanh, thay vì thở oxy.
Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia từ Đại học Rice thực hiện và công bố trên tạp chí Cell, có thể mở ra những ứng dụng mới trong lĩnh vực năng lượng sạch và công nghệ sinh học.
Hầu hết sinh vật hiện đại dựa vào oxy để chuyển hóa thức ăn và giải phóng năng lượng. Oxy đóng vai trò là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi phản ứng tạo ra năng lượng. Nhưng vi khuẩn, tồn tại lâu hơn nhiều so với sinh vật hiện đại như con người và cây, đã phát triển những cách khác để hô hấp trong môi trường thiếu oxy như miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển hay ruột người.
Một số vi khuẩn sử dụng hợp chất tự nhiên naphthoquinone để chuyển electron ra mặt ngoài. Quá trình này, gọi là hô hấp ngoại bào, mô phỏng cách pin xả điện và cho phép vi khuẩn phát triển không cần oxy.
SciTechDaily cho biết, các nhà khoa học từ lâu đã quan sát kiểu hô hấp bất thường này. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia từ Đại học Rice khám phá ra cơ chế cụ thể - một bước đột phá cho thấy hô hấp ngoại bào trong tự nhiên có khả năng phổ biến hơn nhiều so với những gì giới khoa học từng nghĩ.
Nhóm nghiên cứu hợp tác với phòng thí nghiệm Palsson thuộc Đại học California San Diego để kiểm tra phát hiện mới. Sử dụng mô hình máy tính tiên tiến, họ mô phỏng sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường không oxy nhưng có nhiều bề mặt dẫn điện.
Kết quả, vi khuẩn thực sự có thể tự duy trì sự sống bằng cách xả electron ra ngoài. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sau đó xác nhận, vi khuẩn trên những vật liệu dẫn điện tiếp tục phát triển và tạo ra điện, thở qua bề mặt một cách hiệu quả.
"Naphthoquinone hoạt động như những người vận chuyển phân tử, mang electron ra ngoài tế bào để vi khuẩn có thể phân giải thức ăn và tạo ra năng lượng", Biki Bapi Kundu, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Rice, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.
Theo Interesting Engineering, phát hiện mang tính nền tảng này mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn. Các quy trình công nghệ sinh học như xử lý nước thải và sản xuất sinh học có thể được cải tiến đáng kể nhờ quản lý tốt hơn sự mất cân bằng electron. Vi khuẩn phát điện giúp khắc phục sự mất cân bằng này để hệ thống hoạt động hiệu quả.
"Công trình của chúng tôi đặt nền tảng cho việc khai thác CO2 thông qua điện tái tạo, trong đó vi khuẩn hoạt động tương tự thực vật với ánh sáng Mặt Trời trong quá trình quang hợp. Điều này mở ra cánh cửa để phát triển các công nghệ thông minh hơn, bền vững hơn với sinh học là cốt lõi", nhà khoa học Caroline Ajo-Franklin tại Đại học Rice, cho biết.
Nghiên cứu mới cũng có thể giúp cảm biến sinh học điện tử hoạt động được trong môi trường thiếu oxy, cung cấp công cụ mới cho chẩn đoán y tế, giám sát ô nhiễm, thậm chí khám phá không gian sâu.
(Theo VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 6.

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025: VinFast VF 6 tuột mất vị trí thứ 3

So với tháng 4/2025, doanh số của VinFast VF 6 trong tháng 5/2025 đã giảm gần 400 xe. Sự sụt giảm này đã khiến mẫu xe từ vị trí thứ 3 tụt xuống vị trí thứ 6 trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, VF 5 và VF 3 vẫn tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Sở Khoa học và Công nghệ tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nền tảng cho sự phát triển

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái không ngừng nỗ lực trong việc phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (CĐS). Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy kinh tế và cải thiện môi trường sống cho người dân địa phương.
Nhóm học sinh Trần Thị Bích Đào - Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên đã nghiên cứu phương pháp tách sợi từ một số cây lấy sợi trên địa bàn để tạo sợi hữu cơ - nguyên liệu làm các sản phẩm như: tóc giả, đồ thủ công mỹ nghệ, vật liệu cho ngành dệt may, y khoa…

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái phấn đấu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của tỉnh

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái (Liên hiệp Hội) phấn đấu đến năm 2035, định hướng đến năm 2045 tiếp tục xây dựng Liên hiệp Hội trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của tỉnh, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức, góp phần đưa khoa học và công nghệ (KH&CN) vào cuộc sống, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, cùng với đội ngũ trí thức đưa KH&CN trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
fb yt zl tw