Tập trung khôi phục sản xuất lâm nghiệp

Bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất lâm nghiệp. Đến nay, các địa phương, doanh nghiệp và chủ rừng đang từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung trồng lại rừng, khôi phục các cơ sở sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.

2-4476.jpg
Các chủ rừng của tỉnh Quảng Ninh tận thu cây rừng bị gãy, đổ, phục hồi sản xuất.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại về rừng với diện tích gần 190.000 ha của 13 tỉnh, thành phố. Trong đó, các địa phương Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nhất.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh Vũ Duy Văn cho biết, sơ bộ thống kê của các địa phương trong tỉnh đã có tới hơn 110.000 ha rừng bị thiên tai tàn phá. Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ngành lâm nghiệp của Quảng Ninh bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn như vậy do thiên tai, bão lụt với hơn 30% diện tích rừng hiện có, trong đó gần 50% rừng trồng hiện có bị gãy, đổ. Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến gỗ bị tê liệt do hỏng nhà xưởng, thiếu nguyên liệu sản xuất. Một số cơ sở sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản tại huyện Hoành Bồ cho biết, hiện sản xuất phải cầm chừng do nhà xưởng bị tốc mái chưa có điều kiện lợp lại, trong khi nguyên liệu tập kết về nhiều, công nhân phải che bạt làm tạm dưới thời tiết nắng nóng. Nhiều khu rừng sản xuất đến thời điểm khai thác bị bão quật đổ, lũ quét, cây rừng ngổn ngang chưa thể khai thác, khắc phục được ngay. Nhiều hộ gia đình có rừng sản xuất đang trong thời kỳ từ 1 đến 4 tuổi bị đổ gẫy hoàn toàn, phải chuẩn bị phương án thu dọn, làm lại đất để trồng rừng mới. Số diện tích rừng này coi như mất trắng.

Cùng với sự thiệt hại lớn về rừng sản xuất, rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển cũng bị bão gió và nước biển dâng, cuốn trôi hàng trăm héc-ta, trong đó có nhiều cánh rừng cây trồng từ 2 đến 5 năm, đã bén rễ. Trong số này có nhiều diện tích rừng thuộc dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” (FMCR) và dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” (KFS), với tổng vốn đầu tư 4,4 triệu USD, đã và đang thực hiện tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, thống kê sơ bộ từ các chi hội gỗ dán, dăm gỗ, viên nén sau bão số 3, tổng thiệt hại của các doanh nghiệp hội viên thuộc ba chi hội nêu trên là 510 tỷ đồng. Trong đó, chi hội gỗ dán thiệt hại 130 tỷ đồng qua thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp tại các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang,… do nhà xưởng bị đổ sập, nguyên liệu, sản phẩm bị cuốn trôi, máy móc hỏng.

Để khắc phục những thiệt hại đối với diện tích rừng do thiên tai gây ra, khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão, lũ, các địa phương có rừng như Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình đã tập trung các biện pháp hiệu quả, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai. Các cánh rừng có nhiều cây đổ, gãy, cây lá đã khô, nỏ, ngành lâm nghiệp tập trung nhân lực khẩn trương thu dọn, phòng tránh cháy rừng do nắng nóng; những cây trồng non, khó có khả năng sinh trưởng được nhổ bỏ, trồng dặm mới. Một số địa phương đã huy động lực lượng, giúp các chủ rừng khai thác tận dụng những cây gỗ đổ để phục vụ chế biến.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị yêu cầu các đơn vị ngành lâm nghiệp cần rà soát lại các nguồn giống, khả năng cung ứng cây giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án sản xuất, hỗ trợ cây giống trồng lại rừng. Cùng với đó, để khôi phục sản xuất chế biến lâm sản, các doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị gỗ nguyên liệu cho chế biến thông qua việc tăng cường thu mua gỗ rừng trồng ở các địa phương khác; giảm xuất khẩu gỗ nguyên liệu ra; tăng nhập khẩu thêm gỗ nguyên liệu. Các doanh nghiệp chế biến bị ảnh hưởng, thiệt hại phải nhanh chóng có kế hoạch khôi phục sản xuất, không để đứt quãng, đứt chuỗi sản xuất.

Cục Lâm nghiệp đề nghị các địa phương có rừng, tập trung xử lý, khai thác rừng bị thiệt hại. Khẩn trương khắc phục, sửa chữa, tiêu độc khử trùng các vườn ươm để đưa vào sản xuất. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật khơi rãnh thoát nước, phun thuốc phòng chống nấm bệnh ảnh hưởng đến số lượng cây con hiện còn; đồng thời, triển khai ngay công tác sản xuất cây giống có hiệu quả, chất lượng, bảo đảm cung cấp đủ cây giống cho công tác trồng, chăm sóc rừng bị thiệt hại. Ưu tiên trồng cây bản địa, cây đa tác dụng; cây có tán lá rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển; cây sống lâu năm; cây có khả năng chống chịu gió bão, sâu bệnh; cây sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng thích nghi với môi trường khắc nghiệt...

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

 Si Ma Cai: hoàn thành thu thập hồ sơ cấp căn cước cho người đủ điều kiện

Si Ma Cai: hoàn thành thu thập hồ sơ cấp căn cước cho người đủ điều kiện

Đến thời điểm hiện tại, huyện Si Ma Cai đã hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp căn cước cho 13.295 trường hợp công dân đủ điều kiện cả 3 lứa tuổi (từ 0-6 tuổi, từ 6-14 tuổi, từ 14 tuổi trở lên), trở thành địa phương cấp huyện đầu tiên trong tỉnh hoàn thành 100% chỉ tiêu, đánh dấu nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Nơi gửi trao niềm tin và hy vọng

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Nơi gửi trao niềm tin và hy vọng

Với phương châm “1 đồng đến, 1 đồng đi”, phong trào vận động xây dựng nhà Chữ thập đỏ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai đã mang đến cơ hội cho hàng trăm người nghèo, người dễ bị tổn thương được sống trong ngôi nhà mới khang trang; được hỗ trợ sinh kế để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Văn Bàn: Truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình” cho phụ nữ vùng cao Nậm Cọ

Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ

Chiều 21/11, tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 (Quân khu 2), Huyện ủy Bảo Yên phối hợp với Đảng ủy Trung đoàn 98 tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

fbytzltw