"Táo Quân 2024" khiến dân mạng ngán ngẩm vì quảng cáo lộ liễu

"Nhiều khán giả bất bình với "Táo Quân 2024" vì quảng cáo lộ liễu, một số thương hiệu xuất hiện trong lời thoại của nhân vật.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khán giả phản ứng với câu quảng cáo nước mắm do nghệ sĩ Quốc Khánh thoại.

Vào dịp giao thừa (tối 9/2), Gặp nhau cuối năm - Táo Quân lên sóng được khán giả quan tâm. Vẫn như mọi năm, chương trình mượn câu chuyện các táo lên chầu trời để đề cập nhiều vấn đề nổi bật trong năm, thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…

Năm nay, Táo Quân có sự đổi mới hình thức thể hiện cũng như dàn diễn viên. Những nghệ sĩ vốn đã làm nên thương hiệu của chương trình như Xuân Bắc, Công Lý, Vân Dung, Chí Trung… vắng mặt, thay vào đó là sự xuất hiện của những cái tên mới như Tú Oanh, Quốc Quân, Thái Sơn, Bá Anh, Thanh Hương… Chương trình không còn “mô tuýp" cũ mà bắt đầu từ chuyện vi hành của Ngọc Hoàng (Quốc Khánh) ở hạ giới, sau đó mới đến cuộc hội ngộ của các táo trên thiên đình.

Sự xuất hiện của dàn diễn viên mới được nhiều người khen, song cũng có khán giả chưa hài lòng.

Sau khi lên sóng, Táo Quân nhận lời khen, tiếng chê từ khán giả. Nhiều người đánh giá cao tinh thần dám đổi mới của ê kíp, đề cập nhiều vấn đề nổi bật trong năm. Tuy nhiên cũng không ít khán giả thất vọng vì kịch bản hời hợt, thiếu sự kết nối…

Như mọi năm, vấn đề quảng cáo trong chương trình cũng được bàn tán. Ngoài thời lượng quảng cáo riêng, các nhãn hàng còn được lồng ghép trực tiếp vào lời thoại của các nhân vật một cách khiên cưỡng, thiếu tự nhiên.

Điển hình là câu nói của nhân vật Ngọc Hoàng: “Tình cảm vợ chồng sẽ càng thêm đậm đà, son sắt như nước mắm…”. Hay trong một khoảnh khắc khác, hình ảnh một ứng dụng ngân hàng cũng được quay cận, còn nhân vật thì giới thiệu: “Rất nhanh, rất tiện, rất rẻ".

Nhiều khán giả ví von đây là chương trình quảng cáo có lồng ghép một số phân đoạn của Táo Quân.

Người dùng T.T khi theo dõi thì bày tỏ: “Toàn nói quảng cáo với nói về đất đai xem phát chán. Ai đồng quan điểm không?”. Tài khoản Đ.T.T mỉa mai: “Bất lực nhất là lúc quảng cáo đang lên cao trào thì bị chèn vào một đoạn Táo Quân". Một người xem tên B.O bày tỏ: “Nên phát luôn quảng cáo đi, đừng chèn Táo Quân vào làm gì".

Theo ghi nhận của chúng tôi, những năm trước, Táo Quân cũng vấp phải những ý kiến trái chiều vì chèn quảng cáo dày đặc. Một số khán giả nhận xét năm nay, các thương hiệu xuất hiện nhiều hơn không chỉ trong thời gian nghỉ mà ngay cả trong lời thoại của các nhân vật. Điều đó làm cho việc tiếp nhận chương trình bị gián đoạn, gây khó chịu.

Tài khoản M.A bày tỏ: “Người ta xem Táo Quân để giải trí, còn tôi xem để đợi tới đoạn quảng cáo xem thương hiệu nào mà giàu thế". “Chương trình táo năm nay không những giữ được truyền thống quảng cáo mà thời lượng còn tăng lên", người xem S.N.T mỉa mai. Một khán giả viết: “Năm nay chắc các thương hiệu chi tiền dữ lắm hay sao mà xuất hiện quá trời. Táo Quân năm nay toàn thấy PR cho các nhãn hàng”.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw