Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Tăng cường quảng bá, tiêu thụ hàng Việt

Tăng cường quảng bá, tiêu thụ hàng Việt

Ngành công thương đã phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá, kích cầu tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, OCOP, hàng hóa sản xuất trong tỉnh.

Năm 2023, Sở Công Thương đã phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Điển hình là nhiều hội chợ thương mại, phiên chợ, tuần lễ kích cầu mua sắm hàng tiêu dùng trong nước, sản phẩm OCOP, nông sản… đã được tổ chức thành công, như Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23; Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Bắc Hà; phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại các huyện Bát Xát, Bảo Thắng và Mường Khương; Hội chợ giới thiệu sản phẩm xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại huyện Bảo Yên; hội chợ thương mại tại các địa phương trên địa bàn tỉnh…

Thành công nhất trong các hoạt động có thể nhắc đến Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 với sự tham gia của 349 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đến từ 46 tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều loại đặc sản vùng miền, nông sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP của các địa phương đã được trưng bày, giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ hiệu quả, có doanh số bán hàng cao khi tham gia hội chợ. Tính trong 6 ngày diễn ra hội chợ, doanh thu bán hàng của các gian ước đạt hơn 60 tỷ đồng. Thông qua hội chợ, nhiều gian hàng trong nước còn kết nối, hợp tác, mở rộng địa bàn tiêu thụ với các đối tác trong và ngoài tỉnh Lào Cai…

HV2.jpg
Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại huyện Bảo Thắng giúp quảng bá nhiều mặt hàng sản xuất trong tỉnh.

Năm 2023, Sở Công Thương đã phối hợp với các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Mường Khương tổ chức các phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai. 3 phiên chợ này đã thu hút 64 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia; 5.000 lượt người tiêu dùng tham quan và mua sắm; tổng doanh thu bán hàng ước đạt gần 1 tỷ đồng. Các phiên chợ được tổ chức thành công đã đưa sản phẩm nông - lâm - thủy sản, sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Tham quan và mua sắm tại phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại huyện Bảo Thắng, bà Nguyễn Thị Vinh (xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng) cho biết: Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều đặc sản nhưng người tiêu dùng như chúng tôi rất ít được tiếp cận vì các mặt hàng ít xuất hiện ở các chợ, tạp hóa tại địa phương. Chỉ khi có các phiên chợ do các ngành tổ chức thì chúng tôi mới có thể dễ dàng mua sắm được các loại đặc sản, sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh.

Bà Vinh cũng cho biết, ngoài các phiên chợ quy mô lớn, mong muốn của bà là mỗi huyện, thị xã đều có điểm giới thiệu, quảng bá, bán các loại đặc sản, sản phẩm OCOP của các địa phương trong và ngoài tỉnh để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận, ủng hộ, mua sắm. Bà luôn ủng hộ các mặt hàng sản xuất trong tỉnh nói riêng và trong nước nói chung.

HV3.jpg
Các hoạt động xúc tiến trên địa bàn tỉnh Lào Cai góp phần quảng bá, tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.

Theo đại diện Sở Công Thương, với thành công trong năm 2023 trong quảng bá, xúc tiến tiêu thụ hàng Việt Nam, năm 2024, ngành công thương phấn đấu tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt. Tiếp tục duy trì hoạt động của 3 điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” và nhân rộng các điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh nhằm thiết thực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời lập kế hoạch triển khai các đề án: Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản vào các trung tâm thương mại, siêu thị trong và ngoài tỉnh Lào Cai; điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh… Góp phần thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Thị trường bất động sản Bảo Thắng: Tín hiệu lạc quan

Sau thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, thời gian gần đây, Bảo Thắng nổi lên là một trong những địa phương có tiềm năng, phát triển sôi động với sự kiện Phố Lu được công nhận là đô thị loại IV, hạ tầng giao thông kết nối ngày càng hoàn thiện, việc triển khai quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua Bảo Thắng và dự án Cảng hàng không Sa Pa chuẩn bị khởi công đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản.

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Giữ thị trường cho nông sản Việt

Người tiêu dùng trên toàn thế giới ngày càng chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người… Vì lẽ đó, nông sản Việt Nam muốn giữ vững được thị trường, cạnh tranh được với nông sản các nước thì càng phải quản lý tốt chất lượng và tuân thủ tiêu chí phát triển xanh theo xu hướng toàn cầu.

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

OPEC+ dự kiến tăng sản lượng dầu mỏ từ tháng 4/2025

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ dự kiến sẽ khôi phục một phần sản lượng dầu mỏ đã bị cắt giảm vào tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tổ chức này hạ giá dầu, chuyên gia Jason Prior phụ trách bộ phận giao dịch dầu mỏ của Bank of America Corp. cho biết, OPEC+ đã tạm ngừng cung cấp một phần sản lượng dầu mỏ vào năm 2022.

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường thế giới

Thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên 3 xu hướng rõ rệt: “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho các công cụ thuế quan được sử dụng trở lại; bảo hộ thị trường thông qua các biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại hay các biện pháp phòng vệ thương mại; các động thái chính sách khó đoán định khiến chuỗi cung ứng và sản xuất bị xáo trộn, tổn thương, thậm chí đứt gãy.

fb yt zl tw