Tân Thịnh: Đột phá nào để “sức bật” nhanh hơn?

Đại hội XVIII Đảng bộ xã Tân Thịnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến tiến hành từ ngày 10 - 11/3 tới. Huyện uỷ Văn Chấn chọn Tân Thịnh tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo thành công đại hội đảng bộ cơ sở tiến tới Đại hội XXII Đảng bộ huyện. Vấn đề thu hút sự quan tâm của đảng viên và nhân dân là Đại hội sẽ bàn thảo, xác định hướng đi, đột phá ra sao kinh tế Tân Thịnh có “sức bật” nhanh hơn, bền vững hơn?
Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng giá trị nông sản
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đầu nhiệm kỳ của Tân Thịnh chiếm tới 79,2%. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ xã, tỷ trọng này còn 68,5%. Giảm tới 10,5% là nhờ xã thu hút đầu tư, phát triển 11 doanh nghiệp; 6 hợp tác xã (HTX) chế biến gỗ rừng trồng, chế biến chè; 2 cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng; 7 cơ sở sản xuất mây tre đan, dịch vụ cơ khí nhỏ, cơ khí nông nghiệp. 
Phát triển dịch vụ, thương mại cũng góp phần giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, "cú hích” là việc xây dựng xã trở thành đô thị loại V trực thuộc huyện. 
Từ năm 2020 đến nay, Tân Thịnh được đầu tư trên 1,7 tỷ đồng xây dựng mới nhà văn hóa các thôn: Trung Tâm, Đồng Bẳn; 2,5 tỷ đồng xây kè chợ Mỵ; 12 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp công trình nước sinh hoạt tập trung; hàng chục tỷ đồng khác đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng kinh tế. 
Xã đã bê tông hoá 6,3 km đường trục, các tuyến đường liên thôn, trục thôn và trên 90% các tuyến đường ngõ xóm; giải phóng mặt bằng (GPMB) để nâng cấp cải tạo 9 km tỉnh lộ 172 và đường nối Mỵ - cầu Trần Phú, Mỵ - Chấn Thịnh đi Mỹ Lung (Phú Thọ); GPMB xây dựng 2 quỹ đất dân cư tập trung tại thôn Khe Hả, Đồng Bẳn. Nhờ đó, đoạn tuyến tỉnh lộ 172 từ ngã ba Mỵ đến chân Đèo Bẳn đã phát triển thêm một số cơ sở kinh doanh dịch vụ, quỹ đất dân cư, cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP. Ngoài chợ trung tâm, Tân Thịnh đã có hơn 200 cửa hàng, hộ kinh doanh. 
Đặc biệt, hàng hóa bán lẻ qua giao dịch thương mại điện tử bình quân đã đạt 22 tỷ đồng/năm; sản phẩm tham gia các sàn thương mại điện tử, giao dịch trên các kênh mạng xã hội chiếm tỷ lệ 15% trong lưu thông hàng hóa của xã. Tỷ trọng giảm nhưng giá trị nông sản gia tăng ở các mô hình chuyển đổi. 1 ha đất trồng cam ở các thôn: Khe Nhừ, Tó, Khe Sừng, Tân Phương bình quân đạt 500 triệu đồng/ha (có gia đình thu 3 tỷ đồng/năm từ cam); 1 ha đất chè chất lượng cao bình quân đạt 200 triệu đồng; sản phẩm ba ba nuôi đạt hơn 2 tỷ đồng/ha; diện tích nuôi ốc hương trên 2.000 m2 cho thu 300 triệu đồng/năm, gấp 30 lần trồng lúa; thu nhập bình quân 1 hộ nuôi tằm 120 triệu đồng/năm, có hộ thu 230 triệu đồng/năm, cao gấp 4 - 5 lần trồng lúa trên cùng một diện tích. Những kết quả đó, cho thấy Đảng bộ xã đã lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu nội ngành lấy phát triển và nhân rộng mô hình kinh tế làm động lực thúc đẩy.
Phát triển vùng, tạo trục động lực kinh tế
Đại hội XVIII Đảng bộ xã Tân Thịnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến hành vào tháng 3/2025. Trong tháng 12/2024, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ xã đã hoàn thành dự thảo Báo cáo chính trị lần 2. Dự thảo đã được lấy ý kiến cán bộ, đảng viên và mở rộng thành phần ở 16 chi bộ trực thuộc. Không khí chung là phấn khởi trước những kết quả đạt được nhưng cũng nhiều trăn trở khi bàn thảo về đường hướng để kinh tế bứt phá nhanh hơn. Tân Thịnh có diện tích tự nhiên 2.892 ha, 12 thôn, 1.735 hộ, dân số 6.323 người, 7 dân tộc sinh sống. 
Theo Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đức Hạnh: "Tổ chức lại sản xuất phải gắn với quy hoạch phát triển. Để kinh tế nông nghiệp có sức bật nhanh hơn, phải gắn với phát triển trục kinh tế động lực Đát Quang - Khe Sừng”. 
Cụ thể, vùng kinh tế phía Đông gồm các thôn: Khe Sừng, Khe Nhừ, Tó, Tân Phương phát triển cây ăn quả có múi (chủ yếu là cam), chè, dâu tằm, măng tre Bát độ, quế, trồng rừng. Vùng kinh tế giữa trục gồm các thôn lân cận Đồng Quéo, phần còn lại của thôn Đồng Mận, Đồng Bẳn, Đồng Then phát triển dâu tằm, măng tre Bát độ, cây lúa, trồng rừng… Vùng kinh tế phía Tây gồm thôn Đát Quang, Khe Hả phát triển lâm nghiệp, vùng nguyên liệu gỗ lớn FSC, chè, chăn nuôi gia súc, thủy đặc sản... 
Với tư duy đó, văn kiện Đại hội đã đưa ra giải pháp, mục tiêu phát triển mới vùng trồng dâu nuôi tằm 25 ha tại thôn Đồng Bẳn, Đồng Quéo, Khe Nhừ; vùng tre măng Bát độ 60 ha tại thôn Khe Nhừ, Khe Hả, Đát Quang, Đồng Then; vùng trồng cam 120 ha tại các thôn: Khe Sừng, Khe Nhừ, Đồng Bẳn; vùng chè nguyên liệu chất lượng cao 20 ha tại thôn Khe Sừng; sản xuất rau sạch tại thôn Đát Quang từ 3 ha trở lên; chăn nuôi gia súc tại các thôn: Đát Quang, Trung Tâm, Khe Nhừ; vùng nuôi tập trung, thâm canh, bán thâm canh ba ba tại các thôn: Đồng Bẳn, Trung Tâm, Đồng Then, Đồng Mận; nuôi ốc hương tại thôn Đát Quang, Khe Sừng, Tó; nuôi cá sạch tại các thôn: Đát Quang, Đồng Then, Khe Sừng... 
Giá trị gia tăng cho nông sản chủ lực có vai trò quyết định tới kết quả, hiệu quả chuyển đổi kinh tế nông nghiệp. Muốn gia tăng giá trị, phải có thị trường tiêu thụ tốt, nông sản sản xuất và chế biến theo đúng tiêu chuẩn thị trường yêu cầu. Bài toán đặt ra là xã phải thu hút đầu tư vào chế biến, nhất là chế biến chè, măng tre Bát độ; quá trình canh tác, chăm sóc phải áp dụng kỹ thuật mới theo hướng xanh, tuần hoàn. 
Tân Thịnh hiện mới có 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Tăng cường áp dụng cấp mã số vùng trồng, mã vạch sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP đối với sản phẩm chè, cam, dâu tằm tơ, măng tre Bát độ… là một giải pháp được văn kiện Đại hội đề ra để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng giá trị cho nông sản.
Dân số của Tân Thịnh là 6.323 người. Đảng bộ xã có 326 đảng viên. Đại hội của Đảng mục đích cuối cùng là bàn thảo, quyết nghị những phương sách để nhân dân thêm ấm no, hạnh phúc. Những phương sách đề ra trong dự thảo Báo cáo chính trị trình đại hội kỳ này không chỉ được cán bộ, đảng viên tham góp với trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân mà còn thu hút sự quan tâm, tham gia của người dân trong xã, đó là những dấu hiệu rất tốt về dân chủ và trách nhiệm trước mỗi kỳ đại hội của Đảng.
Cho dù cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch khá nhanh, nhưng trong vòng 10 năm tới hoặc hơn, kinh tế Tân Thịnh vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Một tư duy rất mới nêu trong văn kiện kỳ này là "tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, trọng tâm là phát triển theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững”.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thương phẩm của gia đình hội viên nông dân xã Âu Lâu cho thu nhập cao.

Hiện thực hóa nghị quyết bằng hành động thiết thực

Thực hiện Chuyên đề năm 2025 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thiết thực xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Hội Nông dân (HND) thành phố Yên Bái đã và đang hiện thực hóa nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, gần gũi với đời sống hội viên nông dân.
Ông Trần Trọng Chung - Bí thư Chi bộ thôn 1, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên chăm sóc đồi quế.

Bí thư “làm thật để dân tin”

Trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, một trong những nhân tố đầu tàu là ông Trần Trọng Chung - Bí thư Chi bộ thôn 1. Không chỉ tâm huyết, gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, ông Chung còn sản xuất giỏi với mô hình phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Vàng A Sò vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chi bộ tốt, đảng viên tiên phong

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Việt Hồng huyện Trấn Yên nhân dân thôn Bản Vần luôn phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Nhiều cán bộ, đảng viên, hội viên nông dân trong thôn chủ động đi trước phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
Từ học Bác, các đảng viên trong Chi bộ thôn Bảo Lâm, xã Minh Quân tích cực giúp nhau phát triển kinh tế để làm giàu chính đáng.

Chi bộ mạnh nhờ học và làm theo Bác

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Chi bộ thôn Bảo Lâm, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên luôn phát huy sức mạnh tổng hợp, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng cùng Đảng bộ xã thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra, đưa nông thôn mới Bảo Lâm ngày càng trở thành “nơi đáng sống”.
Nhiều tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh tăng cường hoạt động giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên tại địa chỉ đỏ.

Tôi là đảng viên trẻ - Bài 2: Hạt nhân nòng cốt trong kỷ nguyên mới

Đảng ta xác định, từ Đại hội XIV trở đi, đất nước sẽ chính thức bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với nhiều nhiệm vụ đột phá là thế mạnh thuộc về tuổi trẻ. Với bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng được hun đúc vững vàng, những đảng viên trẻ ở Yên Bái đã và đang phát huy thế mạnh của bản thân, không ngừng học tập, rèn luyện, xứng đáng trở thành lực lượng tiên phong, hạt nhân nòng cốt, gánh vác sứ mệnh đổi mới, đưa dân tộc vươn mình mạnh mẽ, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Các đoàn viên, thanh niên cùng cán bộ, chiến sỹ công an và người dân hỗ trợ hộ nghèo xã Nà Hẩu làm nhà ở.

Nêu gương để Đảng mạnh, dân tin

Những năm qua, Đảng bộ xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên luôn chú trọng xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; đặc biệt là phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên ở các chi, đảng bộ cơ sở.
Vùng chè Shan tuyết Phình Hồ đã được đánh thức với những bước đi chuyên nghiệp của đảng viên trẻ Đỗ Tuấn Lương.

Tôi là đảng viên trẻ - Bài 1: Năng lượng mới, tư duy mới

Sức mạnh của tuổi trẻ là nhiệt huyết, tự tin, sáng tạo, biết ứng dụng công nghệ, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thách thức, khó khăn. Dưới lá cờ Đảng, lời thề trước Đảng, sức mạnh ấy lại càng mạnh mẽ, thôi thúc những đảng viên trẻ trưởng thành, cống hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân kỳ vọng, giao phó.
Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Chỉ còn ít ngày nữa mô hình chính quyền cấp xã cũ sẽ kết thúc hoạt động để tổ chức theo mô hình mới. Nhiều tâm trạng, nhiều nỗi băn khoăn nhưng tất cả đều đã sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới của dân tộc. Những ngày này, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn tận tâm, cống hiến cho công việc chung với tinh thần còn một ngày làm việc vẫn hết lòng phụng sự Nhân dân.

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Chỉ còn ít ngày nữa mô hình chính quyền cấp xã cũ sẽ kết thúc hoạt động để tổ chức vận hành theo mô hình mới. Nhiều tâm trạng, nhiều nỗi băn khoăn nhưng tất cả đều đã sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới của dân tộc. Những ngày này, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn tận tâm, cống hiến cho công việc chung với tinh thần còn một ngày làm việc vẫn hết lòng phụng sự Nhân dân.

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Chỉ còn ít ngày nữa mô hình chính quyền cấp xã cũ sẽ kết thúc hoạt động để chính thức tổ chức theo mô hình mới. Nhiều tâm trạng, nhiều nỗi băn khoăn nhưng tất cả đều đã sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới của dân tộc. Những ngày này, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn tận tâm, cống hiến cho công việc chung với tinh thần còn một ngày làm việc vẫn hết lòng phụng sự Nhân dân.

fb yt zl tw