Tâm huyết với công tác mặt trận

LCĐT - Tân Tiến là thôn biên giới của xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát). Từ một thôn khó khăn, Tân Tiến đã trở thành vùng đất trù phú. Một trong những người có nhiều đóng góp đem lại sự đổi thay cho mảnh đất này là chị Phàn Thị Lệ Thủy, dân tộc Dao, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Tân Tiến.

Khi chúng tôi đến thôn Tân Tiến thì chị Thủy đang cùng chị Nguyễn Thị Dần, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn đi thăm một số mô hình dân vận khéo trong phát triển kinh tế của thôn. Chị Thủy bảo, mấy chục năm trước, khu vực này thuộc thôn Tân Quang, làng xóm đông vui do đồng bào từ miền xuôi lên khai hoang, lập nghiệp. Sau năm 1979, người dân di tản đi nơi khác, dải đất ven sông trở nên vắng vẻ, lau lách mọc hoang. Đến năm 1998, thôn Tân Tiến được thành lập và đến năm 2009, gia đình chị Thủy và một số gia đình trẻ ở các thôn di chuyển về đây xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp”.

Chị Phàn Thị Lệ Thủy (bên phải ảnh) vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Chị Phàn Thị Lệ Thủy (bên phải ảnh) vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Chị Thủy cho biết, muốn tạo sự đổi thay thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi trước để bà con làm theo. “Tôi mạnh dạn đầu tư nuôi lợn thịt, nuôi cá, cấy lúa, trồng ngô, trồng chuối… Gia đình tôi còn vay vốn ngân hàng mua xe tải làm dịch vụ. Nhờ đó, thu nhập trung bình 150 - 180 triệu đồng/năm”, chị nói.

Một số hộ thấy mô hình kinh tế của gia đình chị hiệu quả đã đến học hỏi kinh nghiệm. Chị còn cho một số hộ khó khăn vay vốn phát triển kinh tế.

Trong 7 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ và 5 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, chị Thủy tích cực kết nối, tìm hỗ trợ từ các chương trình, dự án giúp bà con phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Chị thường xuyên vận động bà con người Dao, Mông, Hà Nhì cải tạo tập tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.

Thôn Tân Tiến hiện có 72 hộ thuộc 5 dân tộc. Bà con trong thôn đoàn kết phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Thôn có hơn 10 ha lúa, 10 ha ngô, 5 ha rau sạch, 30 ha sắn, đàn trâu, dê hơn 120 con và nhiều vườn cây ăn quả. Thu nhập bình quân tại thôn đạt gần 31 triệu đồng/người/năm. Năm 2022, thôn có 10 hộ thoát nghèo. Tân Tiến cũng là thôn nhiều năm không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các đám tang tiến hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống mới…

Ông Sần Thó Suy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trịnh Tường cho biết: Chị Phàn Thị Lệ Thủy luôn được bà con tin tưởng, yêu mến vì luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ người dân, nhiệt tình với các hoạt động, có nhiều đóng góp để xây dựng thôn ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw