Tái hiện Thủ đô năm 1947 trong phim "Đào, phở và piano" đang gây sốt

“Đào, phở và piano” về 60 ngày đêm huyết lệ của Thủ đô bất ngờ được khán giả đón nhận. Nhu cầu tăng vọt, phim nhà nước đặt hàng được một số doanh nghiệp điện ảnh nhận phát hành phi lợi nhuận. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh được đầu tư chỉn chu về bối cảnh, dàn diễn viên được tuyển lựa kỹ lưỡng và hợp lý.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Đào, phở và piano” về 60 ngày đêm huyết lệ của Thủ đô bất ngờ được khán giả đón nhận. Nhu cầu tăng vọt, phim nhà nước đặt hàng được một số doanh nghiệp điện ảnh nhận phát hành phi lợi nhuận. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh được đầu tư chỉn chu về bối cảnh, dàn diễn viên được tuyển lựa kỹ lưỡng và hợp lý.

Cuộc chiến đấu trong 60 ngày đêm máu và hoa là cuộc chiến đấu đặc biệt. Đạo diễn Phi Tiến Sơn chọn gói câu chuyện phim Đào, phở và piano trong một ngày đêm 17/2/1947. Phim xoay quanh đôi tình nhân trẻ vượt qua hoàn cảnh gian khó để gặp lại nhau, kịp cưới nhau và sống đời vợ chồng trước khi chia xa.

Đoàn làm phim phục dựng khu phố cổ dài 120m, đường và vỉa hè lên tới 15m chiều rộng, hai dãy nhà san sát hai bên được hình thành từ phác thảo, dựng sa bàn cho tới dựng bối cảnh. Khoảng 60 người tham gia thiết kế, họa sĩ và thi công trong vài tháng. Phim trường đặt tại doanh trại bộ đội cũ cạnh hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc).

Chất liệu xốp, cao su non, gỗ dán... được đưa vào dựng nhà để những mảng tường sập xuống vừa đảm bảo kỹ xảo điện ảnh, vừa đảm bảo an toàn cho diễn viên.

Giải thích thêm về tên phim Đảo, phở và piano, đạo diễn Phi Tiến Sơn muốn nhấn mạnh nét riêng biệt của đô thị và người Hà Nội. Những con người bám trụ phố phường năm ấy mỗi người có đam mê, tình yêu riêng nhưng đều chung đặc điểm là yêu cái đẹp, khao khát tự do. Họ vượt lên trên cái chết thật bình thản.

Có những người nhìn bức ảnh bối cảnh rồi than vãn bao tải dựng lại không giống ký ức của họ ở chiến lũy ngày xưa. “Chúng ta nên biết rằng những chiếc bao tải này ở mỗi khu phố khác nhau. Không có lý do gì để chúng tôi phải giải thích bao tải này ở đâu, có gì bên trong. Tôi chỉ cần làm hết sức để mọi người hiểu chúng ở đó thực sự có vai trò gì”, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.

NSND Trung Hiếu vận bộ trang phục cha xứ. Anh đứng trên tầng 2 một tòa nhà, mở tung cánh cửa ra ban công hét lớn bằng tiếng Pháp: “Ne tirez pas! Ne tirez pas, s’il vous plait”. Lời thoại tiếng Pháp kêu gọi ngừng bắn này chỉ là một trong số câu thoại tiếng Pháp trong phim, đòi hỏi sự đầu tư tập luyện và sự kiên nhẫn để vượt thử thách của diễn viên.

NSƯT Trần Lực vui vì lâu lắm rồi mới có một bộ phim về đề tài chiến tranh được đầu tư bối cảnh tỉ mỉ đến thế. “Đạo diễn không cần phải lo lắng tới góc máy, bởi bất kể góc máy nào, dù cao hay thấp đều không lo vướng nhà cao tầng, dây điện...”, anh nói. Anh vào vai ông họa sĩ già - một trong những người con Hà Nội bám trụ nơi chiến lũy.

Ca sĩ Tuấn Hưng vào vai ông phán. Hai nhân vật chính có tên riêng (do Doãn Quốc Đam và Thùy Linh đảm nhận), còn lại nhiều nhân vật điển hình tạo thành những mảnh ghép về con người Hà Nội yêu, sống và chiến đấu giành từng ngôi nhà, từng con phố. Đó là ông họa sĩ già (NSƯT Trần Lực), cha xứ (NSND Trung Hiếu), ông phán (Tuấn Hưng), đứa bé đánh giầy, vợ chồng ông hàng phở (Anh Tuấn - Nguyệt Hằng).

Cao Thùy Linh được lựa chọn đóng nữ chính bên cạnh Doãn Quốc Đam. Lần đầu vào vai chính phim điện ảnh, Thùy Linh được đánh giá tương đối tròn vai.

"Người Hà Nội vì yêu mảnh đất, con phố, ao ước độc lập nên ai cũng sẵn sàng vào cuộc chiến. Sự kiện 60 ngày đêm gợi nhớ nhiều đến hình ảnh những người dân đem đồ đạc trong nhà ra chặn những con phố làm chiến lũy”, đạo diễn Phi Tiến Sơn kể.

Theo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw