Sưu tầm hình ảnh, hiện vật, chứng tích của Nhân dân thôn Làng Nủ

UBND huyện Bảo Yên có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phối hợp thực hiện sưu tầm hình ảnh, hiện vật, chứng tích của Nhân dân thôn Làng Nủ sau trận lũ quét lịch sử xảy ra vào ngày 10/9/2024.

z5838239266748_2f95ea23e459b2ea62d1777a803245c7.jpg
Lực lượng chức năng tìm được hiện vật tại khu vực bị sạt lở, lũ quét ở Làng Nủ.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai, các đơn vị: Bảo tàng tỉnh, Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Bảo Yên và UBND xã Phúc Khánh thực hiện sưu tầm các hiện vật, đồ dùng như giày, dép, nồi, chảo, bát, đũa, dao, thớt, bếp ga, xe máy, cặp sách… của người dân để phục vụ trưng bày.

z5838239238841_09fd043e9859ade1606add3f8da476c6.jpg
z5838239256031_55d721c1824dd88db135c284db679d67.jpg
z5838239270510_217725c33fb885e7e6a94d7f20947c1f.jpg

Một số hiện vật của người dân Làng Nủ được tìm thấy.

Việc trưng bày chứng tích bão lũ có nhiều ý nghĩa quan trọng góp phần giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về mức độ tàn phá của bão lũ, tác động của chúng đối với cuộc sống con người và môi trường; tăng cường ý thức phòng, chống và ứng phó với thiên tai, giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ tài sản cũng như sinh mạng; cung cấp cái nhìn về những nỗ lực của cộng đồng và các cơ quan trong việc khắc phục và phục hồi sau thiên tai, từ đó thể hiện tinh thần đoàn kết và bền bỉ; giúp các thế hệ tương lai nhận thức về sự nguy hiểm của thiên tai và truyền cảm hứng cho việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw