Sức vươn Tả Phìn

Nói đến Tả Phìn (thị xã Sa Pa), nhiều người có thể kể vanh vách những nét đặc trưng đã trở thành thương hiệu lôi cuốn du khách trong nước và nước ngoài đến với vùng đất này. Ở đó, mô hình du lịch cộng đồng phát triển từ rất sớm và mang lại hiệu quả cao.

tp31101.jpg
Diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được mở rộng ở Tả Phìn.

Đến Tả Phìn, còn gì thú vị bằng việc hòa mình vào thiên nhiên trong lành, chiêm ngưỡng núi rừng trùng điệp, khám phá hang động kỳ bí, trải nghiệm đời sống lao động, sản xuất hằng ngày với người dân bản địa… Khi đôi chân đã mỏi, khói lam chiều bảng lảng trên những thửa ruộng bậc thang, len lỏi bên những nếp nhà, được ngâm mình trong thùng nước lá thuốc của đồng bào Dao đỏ và được thưởng thức văn hóa ẩm thực của vùng đất này sẽ là những dấu ấn không thể nào quên, tưởng như tinh hoa đất trời hội tụ cũng đến thế là cùng!

tp31103.jpg
Hoạt động dân vũ của phụ nữ xã Tả Phìn.
tp31104.jpg
Phụ nữ Dao đỏ xã Tả Phìn gìn giữ bản sắc văn hóa.

Trong dòng phát triển chung, Tả Phìn (xã vùng cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống) là minh chứng sống động cho hiệu quả của sự lãnh đạo của Đảng kết hợp với khát vọng và quyết tâm vươn lên của người dân.

Theo ông Đỗ Minh Trí - người có nhiều năm đảm nhiệm cương vị Bí thư Đảng ủy xã Tả Phìn vừa được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Thị ủy Sa Pa, đổi thay dễ nhận thấy nhất ở Tả Phìn là về kinh tế, từ nền sản xuất tự cung - tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa.

“Không chỉ vậy, ở Tả Phìn giờ không đơn thuần là sản xuất hàng hóa theo năng lực của cộng đồng mà đã và đang thể hiện rất rõ trên thực tế là sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường” - ông Trí cho biết.

tp31107.jpg
Từ nghề truyền thống của gia đình, đến nay Hợp tác xã cộng đồng Dao đỏ đã có 120 thành viên, 400 hộ liên kết sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, ở Tả Phìn sớm có sự liên kết theo chuỗi giá trị, hình thành những vùng canh tác rau, hoa, thuốc tắm. Mục tiêu, quan điểm chiến lược được xác định là gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển nông nghiệp hàng hóa là nền tảng; gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ - du lịch là mũi nhọn.

tp31106.jpg
Phụ nữ Dao đỏ xã Tả Phìn rất chú trọng giữ nghề thêu thổ cẩm.

Qua các năm và từng giai đoạn, mục tiêu, phương pháp thực hiện được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhờ vậy, Tả Phìn đã và đang khai thác rất tốt tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ và tập quán canh tác của người dân để sản xuất những sản phẩm đặc hữu, chủ lực và “khác vụ”, như địa lan, đào thất thốn, nhất chi mai, rau trái vụ… mang lại hiệu quả cao. Riêng việc trồng địa lan, có những năm như 2019, người dân Tả Phìn thu về 75 tỷ đồng.

Sự cải thiện về kinh tế của Tả Phìn được thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người đạt 60,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện còn 8,2%.

Theo ông Đỗ Minh Trí, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thoạt nhìn có vẻ cao nhưng phân tích cụ thể thì xã chỉ có 1,5% hộ nghèo về thu nhập. “Những con số này đặc biệt có ý nghĩa nếu so với năm 1991 thu nhập bình quân đầu người của Tả Phìn chỉ đạt 1,1 triệu đồng, các hộ trong xã hầu hết thuộc diện đói và nghèo. Kết quả này thể hiện sự phát triển nhanh, đúng định hướng và bền vững”.

Thu nhập được cải thiện kéo theo năng lực tích lũy và kiến thiết của Tả Phìn được tăng cao. Đến nay, 100% nhóm hộ, khu dân cư được hưởng những tiện ích do thuận lợi về giao thông mang lại, được sử dụng điện lưới trong sinh hoạt và sản xuất; hệ thống mương thủy lợi được kiên cố. Cũng nhờ người dân cải thiện về thu nhập mà Tả Phìn có điều kiện chăm lo phát triển các lĩnh vực khác.

tp31108.jpg
Năm 2019, người dân Tả Phìn thu khoảng 75 tỷ đồng từ bán địa lan.

Năm 1991, xã chỉ có 1 trường liên cấp từ mầm non đến THCS, đến nay đã có 3 cấp: mầm non, tiểu học, THCS và các trường đều đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những năm 1990, đội ngũ cán bộ xã đều hơn 40 tuổi, có người đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã 15 năm, thậm chí 20 năm bởi không có người kế cận. Nay đã khác, đội ngũ cán bộ, công chức xã được củng cố, kiện toàn, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, bảo đảm tỷ lệ nam - nữ và đều đạt chuẩn, đặc biệt người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền xã đều có trình độ sau đại học.

Hệ thống y tế, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, phục vụ nhu cầu của người dân. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị đạt những kết quả quan trọng… Cái tên Tả Phìn đã khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch không chỉ của Sa Pa, Lào Cai mà còn với cả nước và bạn bè thế giới.

Các hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị ở Tả Phìn cũng là những căn cứ, cơ sở quan trọng để thị xã Sa Pa và tỉnh Lào Cai nghiên cứu, đánh giá việc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và xây dựng mục tiêu phát triển cho các giai đoạn tiếp theo.

tp31102.jpg
tp31105.jpg
Tả Phìn chú trọng sản xuất những sản phẩm đặc hữu, chủ lực và "khác vụ".

Những kết quả Tả Phìn đạt được, trước hết là từ sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành hiệu quả của chính quyền địa phương, các giai đoạn đều có sự kế thừa và phát triển. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư Tả Phìn luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực, chủ động, nhạy bén trong tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào thực tế. Mặt khác, chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo luồng sinh khí mới cho Tả Phìn phát huy tối đa nội lực, năm 2018 đạt chuẩn xã nông thôn mới và phấn đấu năm 2024 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw