Sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Sức mạnh nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam và chiến lược tiến công, bằng các nghệ thuật được kế thừa truyền thống của ông cha, đã giúp quân và dân ta đánh thắng giặc Mỹ, khiến cả thế giới khâm phục.

48 năm trước, ngày 30/4/1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng 8/1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thống nhất đất nước. Từ đây, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước trọn niềm vui.

Nhân dịp này, phóng viên VOV phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử về những kỷ niệm của ông và phân tích nghệ thuật quân sự làm nên chiến thắng của chiến dịch này.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

PV: Cách đây 48 năm, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu lúc đó là Trung đoàn trưởng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, Thượng tướng có thể kể đôi nét về cuộc tiến công này?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Lúc đó tôi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, Sư đoàn 30B của Quân đoàn số 1, đã thực hiện một cuộc hành quân thần tốc bằng bộ binh cơ giới từ Tam Điệp vào Đông Hà tập kết, chuẩn bị giải phóng Huế và Đà Nẵng. Do chiến đấu của chúng ta phát triển rất nhanh, nên tiếp tục cuộc hành quân theo đường Trường Sơn vào đến Đồng Xoài và đêm 29 rạng ngày 30/4/1975, Trung đoàn đã tập kích ở Búng, chính đêm hôm đó liên lạc với bà má Sáu Ngẫu và má trao cho bản đồ Thành đô.

Chính nhờ bản đồ này, sáng 30/4 bắt đầu cùng với 5 cánh quân thực hiện một cuộc tấn công bằng bộ binh cơ giới theo trục đường 13, đánh chiếm cầu Vĩnh Bình, cách Sài Gòn 10 cây số. Sau đó cùng với các hướng tấn công trên 5 mũi đánh chiếm Bộ tư lệnh Thiết giáp của quân Ngụy ở Gò Vấp, chiếm lục quân công trưởng 13 căn cứ và chiếm Tổng cộng hòa, cùng với 5 cánh quân vào lúc khoảng 10h30 ngày 30/4/1975 hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Má Sáu Ngẫu (đeo kính) chỉ đường trên tấm bản đồ cho quân ta (Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu là người thứ hai từ phải sang).

PV: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi thống nhất nước nhà là một mốc son lịch sử chói lọi trong trang sử vàng của dân tộc, vậy dư âm của chiến thắng khi đó như thế nào, thưa ông?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Lúc đó, theo dõi trên Đài Quân giải phóng cũng như Đài Tiếng nói Việt Nam, thế giới họ rất bất ngờ, tại sao Việt Nam nhỏ bé lại đánh được một chiến dịch tổng hợp mà chúng ta lại đánh thẳng vào mục tiêu chủ yếu, đập tan chế độ Ngụy quân do Mỹ ủng hộ ở Nam Việt Nam, lại giải phóng được miền Nam, bảo vệ được nhân dân Việt Nam.

Không phải như địch họ nói: Sẽ là biển máu khi quân Giải phóng vào Sài Gòn, nhưng thực chất khi chúng ta đánh vào Sài Gòn thì nhân dân nổi dậy ùa ra đường để reo hò, chào mừng Quân giải phóng cùng với 5 mũi tiến công.

Thực tế, đối với những người lầm đường lạc lối, họ đã theo phía bên kia, chúng ta đều cho đi cải tạo và khoan hồng. Sau đó cho phép họ được đi bất kể nước nào, chứ chúng ta không chém giết đổ máu như các thế lực thù địch tuyên truyền.

Nhân dân chào đón quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

PV: Thắng lợi này cũng thể hiện rõ một nghệ thuật quân sự bài bản và sáng tạo, thưa ông?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Chúng ta đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và biệt động thành. Nên chúng ta đã nắm được thời cơ khi mở chiến dịch Tây Nguyên đánh vào Buôn Mê Thuật, toàn bộ hệ thống quân Mỹ - ngụy vỡ trận phải co về hướng Sài Gòn.

Khi thời cơ xuất hiện, Bộ tham mưu chiến lược của Đảng, đó là Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, mà trước đó đã định đánh trong 2 năm 1975 đến năm 1976. Đây là quyết định hết sức sáng tạo và quyết đoán của Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị là mở chiến dịch Hồ Chí Minh bằng 5 mũi tiến công, bỏ qua các vòng ngoài và đánh thẳng vào mục tiêu chính là đầu não quân Mỹ - ngụy ở Sài Gòn.

Cuộc tiến công này là sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và trong nội thành có lực lượng biệt động thành và nhân dân nổi dậy. Nên cuộc tấn công này của chúng ta đánh rất nhanh, trong ngày 30/4/1974 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã thực hiện trọn vẹn lời di chúc của Bác Hồ, đó là "Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn".

PV: Nghệ thuật quân sự này phải chăng là có kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha ta xưa kia?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Nếu nói về lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước, cha ông ta rồi đến thời đại Hồ Chí Minh đều đánh với các thế lực đế quốc xâm lược hùng mạnh, như Pháp và Mỹ. Đặc biệt là thời đại Hồ Chí Minh, bằng sức mạnh, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, truyền thống của dân tộc chúng ta đã đánh thắng sức mạnh Hoa Kỳ và sức mạnh của quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Đặc biệt không thế lực nào có thể phá vỡ được nền văn hóa của Việt Nam. Chính sức mạnh này là sức mạnh nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam và chiến lược tiến công, bằng các nghệ thuật mà chúng ta kế thừa truyền thống của ông cha, nên đã thắng được đế quốc to, trong điều kiện sức mạnh của ta nhỏ bé hơn các đế quốc xâm lược. Chính điều đó làm cho cả thế giới khâm phục.

Đó là sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, sức mạnh này được kế thừa và phát huy bằng nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, cả thế giới đều khâm phục.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw