Sửa quy định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

Lực lượng kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang) phối hợp với lực lượng chuyên trách Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động tổ chức đi tuần tra bảo vệ khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh tại rừng phòng hộ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Lực lượng kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang) phối hợp với lực lượng chuyên trách Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động tổ chức đi tuần tra bảo vệ khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh tại rừng phòng hộ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm; Kiểm lâm Trung ương; Kiểm lâm cấp tỉnh; Kiểm lâm cấp huyện; công chức Kiểm lâm; Tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ...

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm, Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung như sau: Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật hình sự. Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức Kiểm lâm Trung ương, Nghị định 159/2024/NĐ-CP nêu rõ: Cục Kiểm lâm là tổ chức hành chính thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.

Về tổ chức Kiểm lâm cấp tỉnh, theo Nghị định 159/2024/NĐ-CP, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Theo đó, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Cục Kiểm lâm đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do Trung ương quản lý; thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý.

Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ có bộ phận giúp việc là Trạm Kiểm lâm.

Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở Vườn quốc gia. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh có diện tích từ 15.000 ha trở lên.

Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được thành lập ở khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 20.000 ha trở lên.

Căn cứ tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2/2025.

Theo baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw