Sôi nổi hoạt động Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" ở Nấm Lư

Tháng 4/2023, Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nấm Lư, xã Nấm Lư (Mường Khương) được thành lập, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

dsc02939-9730-611.jpg
Lễ ra mắt câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường PTDTBT THCS Nấm Lư.

Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Câu lạc bộ được thành lập tại Trường PTDTBT THCS Nấm Lư có 30 học sinh tham gia.

z4984588884059-84dbb60348426fe0d0d244f97aee3564-1599-9757.jpg
Niềm vui của học sinh khi tham gia câu lạc bộ.

Khởi đầu, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Khương đã tuyên truyền để thầy cô giáo và học sinh nhà trường hiểu mục tiêu, ý nghĩa hoạt động của câu lạc bộ và hướng dẫn các bước tổ chức hoạt động, thống nhất nội dung trong sinh hoạt, cách tổ chức buổi sinh hoạt mẫu cũng như trang bị cho các em kiến thức về bình đẳng giới, giới tính, tuyên truyền xoá bỏ phong tục và tập quán lạc hậu tại địa phương…

img-2701-7046-5014.jpg
Nội dung phòng chống bạo lực gia đình được học sinh tìm hiểu trong một buổi sinh hoạt.

Em Giàng Thị Hường, học sinh lớp 8B được bầu là Chủ nhiệm của Câu lạc bộ. Nhà em Hường ở thôn Tả Thền, cách trường khoảng 7 cây số, vì vậy em được tạo điều kiện ở bán trú. Học tập và sinh hoạt tại trường giúp Hường có khả năng tự lập tốt. Hường giao tiếp tự tin, có nhiều kỹ năng ứng xử và nắm bắt tốt những nội dung đã được thầy cô giáo hướng dẫn, tuyên truyền.

Chúng tôi có mặt trong một buổi sinh hoạt với chủ đề phòng chống bạo lực gia đình của Câu lạc bộ. Em Giàng Thị Hường tự tin thuyết trình, trao đổi với các thành viên về khái niệm, hậu quả, nguyên nhân của bạo lực gia đình. Bằng lối dẫn dắt hấp dẫn, em khơi gợi để các bạn trong Câu lạc bộ bày tỏ hiểu biết, ý kiến của mình về các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình và mở lòng chia sẻ những câu chuyện cá nhân.

z4696979702946-9ccb7b21ecf56ddea767704bd463fd91-9470-474.jpg
Thành viên Câu lạc bộ tìm hiểu truyền thống của nhà trường.

Em Hường chia sẻ: Thầy cô giáo hướng dẫn các chủ đề và để chúng em phát huy tính chủ động trong tổ chức sinh hoạt. Một số nội dung chúng em đã tìm hiểu như giới, giới tính, phòng tránh xâm hại, bạo lực, phòng chống mua bán người, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

318713489-695676505436108-7420864332631564231-n-4260.jpg
Sinh hoạt tại Câu lạc bộ giúp các em tự tin.

Những hoạt động sôi nổi, ý nghĩa được Câu lạc bộ tổ chức và thu hút được nhiều học sinh tự nguyện tham gia. Cô Trương Thị Thanh Mai, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nấm Lư cho biết: Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi đã mang lại rất nhiều sự đổi thay cho học sinh nhà trường. Tham gia câu lạc bộ, các em tự tin hơn, chủ động nói lên ý kiến của mình. Thông qua đó, học sinh vùng cao có thêm kỹ năng bảo vệ mình, thay đổi nhận thức để nói "không" với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Trường PTDTBT THCS Nấm Lư cũng thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, lồng ghép trong các tiết học nội dung kiến thức về giới, giới tính, bình đẳng giới. Hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi luôn được nhà trường chú trọng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia sân chơi bổ ích.

319154071-943416287068708-3357060482248986830-n-1386-2878.jpg
Hoạt động ngoại khoá tuyên truyền cho học sinh về phòng chống tảo hôn.

Các thầy cô giáo luôn mong mỗi thành viên của Câu lạc bộ, mỗi học sinh trong nhà trường sẽ trở thành những hạt nhân tiên phong góp phần thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, tích cực tuyên truyền cho người thân, làng bản, xóa bỏ thói quen và tập tục lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương Nấm Lư văn minh, giàu đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Tên gọi mới từ lòng dân

Tên gọi mới từ lòng dân

Sau khi thực hiện chủ trương vận hành chính quyền địa phương hai cấp, người dân băn khoăn về sự trùng lặp tên gọi của các thôn, tổ dân phố. Vì vậy, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố sau hợp nhất.

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw