Siêu phẩm của người Thu Lao ghi danh Guinness Việt Nam

“Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao” được hoàn thiện với mong muốn bảo tồn, phát huy các nét văn hoá đặc trưng nơi đây.

Tổ chức Vietnam Book of Records) đã xác nhận ghi danh tác phẩm “Si Ma Cai - Hương sắc vùng cao” vào Kỷ lục Việt Nam. Bức tranh thêu tay thủ công do 30 nghệ nhân là người Thu Lao (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) thực hiện liên tục trong 3 tháng qua.

Siêu phẩm dệt tay thủ công “Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao” được ghi danh Kỷ lục Việt Nam.
Siêu phẩm dệt tay thủ công “Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao” được ghi danh Kỷ lục Việt Nam.

Bức tranh rộng tới 12,5m2 bằng chất liệu sợi vải lanh tái hiện nét văn hóa đa sắc của cộng đồng 15 nhóm, ngành dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết ở vùng núi Si Ma Cai. Những sinh hoạt và tập quán truyền thống khá thú vị được mô tả rõ nét như trang phục, nhà ở, lễ hội, chợ phiên, nghi lễ dân gian, di sản tiêu biểu. Phần nền của bức tranh là phong cảnh núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang bao quanh, nhà trình tường cổ kính…

Cộng đồng người Thu Lao (có khoảng 1.000 người) có lối sống khá khép kín với thế giới bên ngoài tại hai huyện Si Ma Cai và Mường Khương (Lào Cai), được xếp vào nhóm ngành dân tộc Tày nhưng có ngôn ngữ khác, hiện chưa được ghi tên là một dân tộc riêng biệt. Cúng Thần rừng và cúng Tổ tiên là nghi lễ lớn nhất của người Thu Lao. Cư trú tại vùng núi cao khó khăn, cuộc sống còn nhiều phần tự cung tự cấp, nên người Thu Lao vẫn trồng bông dệt vải nên nghề dệt còn được lưu truyền đến nay. Sản phẩm dệt (từ vỏ cây lanh bản địa) thủ công của phụ nữ Thu Lao được thêu, nhuộm chàm đen và trang trí họa tiết khá công phu.

Trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết, ông Phùng Minh Thắng – Trưởng phòng Văn hóa huyện Si Ma Cai, cho biết tỉnh Lào Cai có 41 di sản Quốc gia, trong đó có 14 di sản liên quan nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc. “Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao” được hoàn thiện với mong muốn bảo tồn, phát huy các nét văn hoá đặc trưng nơi đây.

Ghi danh kỷ lục cho bức tranh là cột mốc có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá vẻ đẹp con người và vùng đất Si Ma Cai. Năm ngoái, nghề dệt thủ công truyền thống của người Thu Lao đã được Bộ VH, TT và DL công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Sản phẩm đặc trưng riêng có được làm thủ công mang giá trị bản địa rất cao đã trở thành nguồn tài nguyên văn hóa trong định hướng phát triển du lịch, kinh tế của các địa phương ở Lào Cai. Những sản phẩm dệt của người Thu Lao được khách du lịch rất ưa chuộng.

Tuy nhiên, Lào Cai cũng như nhiều địa phương khác, đang gặp khó khăn trong việc gìn giữ, phát triển nghề thủ công khi sản phẩm công nghiệp đang cạnh tranh khốc liệt.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Tối 18/1, tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn-Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” đã diễn ra với những tiết mục hết sức đặc sắc, đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả Hà Nội. Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia.

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Rộn ràng chụp ảnh tết

Rộn ràng chụp ảnh tết

Những ngày này, trên các tuyến phố trung tâm, các điểm tham quan, du lịch ở thành phố như Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh, đền Thượng… có nhiều bạn trẻ mặc áo dài truyền thống chụp ảnh tết. Đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn, bởi các điểm du lịch, chụp hình sẽ không quá đông người và có nhiều thời gian chuẩn bị để có bộ ảnh lung linh đón tết.

Bát Xát tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bát Xát tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tối 17/1, UBND huyện Bát Xát tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng xuân Ất Tỵ 2025; đón Bằng xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bát Xát bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Huyện Bát Xát có 23 nhóm ngành dân tộc, sở hữu kho tàng văn hóa, nghệ thuật lớn, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, như: Nghi lễ cấp sắc của người Dao; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì đen; Nghệ thuật múa khèn của người Mông; Lễ Khoi Kìm của người Dao; Lễ Gạ Ma Do của người Hà Nhì; Nghi lễ Then của người Giáy; Lễ hội Pút Tồng của người Dao đỏ; Tri thức dân gian trong canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì...

Thưởng lãm 66 tác phẩm mỹ thuật chuyên đề "95 mùa xuân có Đảng"

Thưởng lãm 66 tác phẩm mỹ thuật chuyên đề "95 mùa xuân có Đảng"

66 tác phẩm trong bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, được giới thiệu với công chúng trong triển lãm chuyên đề “95 mùa xuân có Đảng”, tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

Khai mạc triển lãm 'Đảng ta thật là vĩ đại'

Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, tối 15/1, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại”.

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới 2025 hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc

Giao lưu văn nghệ “Chào xuân qua biên giới” và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 là một trong những hoạt động thắm tình hữu nghị Việt - Trung được thực hiện từ nhiều năm nay. Năm nay, chương trình diễn ra trong hai đêm (15/1 và 16/1) tại Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và thành phố Lào Cai (Lào Cai - Việt Nam).

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Show thời trang lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống

Trong không khí rộn ràng đón xuân, tại Bản Mây (sân ga Cáp treo Fansipan - thị xã Sa Pa), show diễn đặc biệt mang tên “Hỷ sắc Lạc Hồng” đã dẫn dắt khán giả bước vào từng nghi thức lễ cưới linh thiêng và giàu cảm xúc của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

fb yt zl tw