Sản xuất hàng giả có thể bị phạt 400 triệu đồng

Bộ Công Thương vừa có Công văn số 3804/BCT-TTTN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bộ, cơ quan ngang bộ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; hội, hiệp hội: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam; Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam... về việc lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng hoá tại Trung tâm Thương mại Saigon Square.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng hoá tại Trung tâm Thương mại Saigon Square.

Công văn nêu rõ, Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thay thế Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc ngành công thương quản lý.

Cùng đó là Nghị định số 24/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định). Thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định, căn cứ Điều 27 Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, cho ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định.

Theo dự thảo Nghị định, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức. Đơn cử thay vì phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt từ 70 - 100 triệu đồng trong trường hợp làm hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định trên đối với hành vi sản xuất hàng giả hoặc hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; mỹ phẩm, thiết bị y tế, hoá chất, chất tẩy rửa…

Bên cạnh các biện pháp như phạt tiền, có các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật vi phạm; tiêu huỷ, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Bộ Công Thương (qua Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước) tại địa chỉ 91 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội và qua địa chỉ email: doanhht@moit.gov.vn trước ngày 8/6/2025.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng sử dụng giấy chứng nhận kiểm định giả

Cảnh báo tình trạng sử dụng giấy chứng nhận kiểm định giả

Công an tỉnh Phú Thọ thông tin, Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh đã phát hiện hành vi làm giả hàng loạt Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy chuẩn xảy ra tại các đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn lao động, trong đó có cả đơn vị nhà nước và tư nhân.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được đề nghị giảm án còn từ 13 đến 14 năm tù

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được đề nghị giảm án còn từ 13 đến 14 năm tù

Đại diện viện kiểm sát nhận thấy, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã khắc phục hoàn toàn hậu quả trong vụ án và còn nộp thừa 22 tỷ đồng, ngoài ra Quyết đang bị bệnh nặng nên cần giảm án tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và chuyển từ hình phạt tù sang phạt tiền về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. 

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lào Cai xử lý 262 vụ vi phạm trong đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng và các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" bán hàng giả

Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ, trong thời gian từ năm 2024 đến nay, Công ty TNHH Hải Bé đã bán qua các kênh mạng xã hội TikTok shop, Facebook, Shopee “Gia đình Hải Sen”, “Hải Sen” với hơn 800.000 sản phẩm, trong đó riêng mặt hàng “Siro ăn ngon Hải Bé” bán với số lượng trên 100.000 hộp sản phẩm.

fb yt zl tw