Sa Pa mùa giá lạnh

LCĐT - Mùa giá lạnh, người người lại ngóng về “thành phố trong sương” như là biểu tượng về nơi lạnh giá nhất của mảnh đất biên cương, của đất nước. Người xuýt xoa với cái lạnh “cắt da, cắt thịt”. Người ngóng chờ băng đến, tuyết rơi để một lần được chiêm ngưỡng cảnh tượng kỳ thú của thiên nhiên.

Trước đây, cứ chạm chân đến mùa giá lạnh, cả Sa Pa đìu hiu, bởi người sở tại vì lạnh giá nên ngại ra đường, còn khách du lịch thì ít lắm mới có một vài người ngoại quốc ghé thăm để hưởng tiết trời giá lạnh quen thuộc ở quê nhà. Du lịch Sa Pa khoảng hơn chục năm về trước hầu như “đóng cửa” trong mùa đông khắc nghiệt. Nhưng vài năm trở lại đây, với nhiều giải pháp kích cầu du lịch và đặc biệt “đánh” vào thị hiếu khách hàng muốn khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ, du lịch Sa Pa đẩy mạnh quảng bá những đặc trưng, dù những đặc trưng ấy mang trong mình đầy đủ sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Hình ảnh những ngày tuyết rơi trắng trời Sa Pa như ở trời Âu; những cây băng, cành băng khổng lồ trên các đỉnh núi, lưng đèo; đỉnh Fansipan phủ một màu cổ tích liên tục được truyền đi như lời mời gọi.

Ở phương xa, những trái tim cũng thao thức cùng đất trời, chỉ chờ có tuyết là sẽ đến tận chân trời xứ lạnh, để được đắm mình trong cái lạnh thấu xương, để được ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ. Trên các hội nhóm mê du lịch, các trang quảng bá, xúc tiến du lịch, từ khóa “Sa Pa”, “Fansipan”, “băng tuyết” luôn “hot” hơn bất cứ lúc nào. Các tín đồ ưa chủ nghĩa xê dịch gọi nhau: Đi trốn giữa ngày đông lạnh giá; có một Sa Pa đầy mộng mị khi đông về; Sa Pa mùa đông có gì đẹp?...

Và rồi hàng loạt câu trả lời bằng hình ảnh, bằng cảm xúc của những người đã từng trải nghiệm hồi đáp cho những câu hỏi ấy. Đó là một Sa Pa khác biệt với những màn sương đặc quánh, mịt mù, ẩn hiện trong sương mây; là một Sa Pa trắng tinh khôi trong trời băng tuyết; là một Sa Pa ào ạt gió rừng… Đi trong tiết trời mùa đông với thời tiết cực tiểu như một châu Âu thu nhỏ, những cư dân của đất nước nhiệt đới không khỏi ngỡ ngàng và thích thú bởi những trải nghiệm khác lạ may mắn có được. Họ xúng xính trong chiếc áo phao, áo bông dày sụ để dạo chơi khắp phố phường, đôi bàn tay nắm chặt lấy đôi bàn tay.

Dưới đất trời Sa Pa, họ như thấy gần nhau và cần nhau hơn. Nhiều người còn trêu đùa: “Đi Sa Pa nghỉ mát xa rồi các chế ạ. Lên Sa Pa phải chọn thêm mùa đông để cảm nhận sự khác biệt, để thấu hiểu ta cần nhau đến nhường nào…”.

Có thể không yêu thích mùa đông, bởi ngày ngày phải sinh hoạt, làm việc dưới trời sương lạnh, nhưng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất mù sương, những cư dân nơi đây đã quen lắm với những đợt gió mùa về. Họ quàng thêm khăn ấm, đan thêm chiếc áo len, bỏ thêm than vào lò sưởi, lùa đàn gia súc đi tránh rét. Cuộc sống đối với họ vẫn cứ diễn ra như một lẽ thường tình trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Sa Pa mùa giá lạnh, dẫu có đợi chờ, háo hức hay không mong chờ thì “nữ hoàng băng giá” vẫn sẽ cứ ghé thăm, để chỉ với một cây đũa thần kì, nàng đã khiến đất trời nơi đây khoác lên mình một tấm áo choàng không thể lạnh giá hơn. Đã có những cuộc điện thoại gấp gáp tìm nhau, đã có những chuyến xe vội vã tốc hành, bởi mấy ngày nay trên đỉnh Fansipan đã có băng giá, đã có những lời hẹn đến khi tuyết rơi. Chắc chắn trong những ngày tuyết rơi khắp nẻo sẽ là những ngày Sa Pa đẹp và khác biệt nhất trong lòng du khách gần xa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh thi vị về chiếc đèn ông sao

Hình ảnh thi vị về chiếc đèn ông sao

Những ngày trung thu đang cận kề, nhằm giáo dục cho trẻ về văn hóa đón trung thu, một nhóm phụ huynh đã rủ nhau về ngoại ô chẻ tre, cắt dán giấy kính làm đèn ông sao. Ngày nay, khi chiếc lồng đèn bị 'hiện đại hóa' với pin, phát nhạc thì việc nhóm phụ huynh ngồi vót tre bên cạnh dòng kênh, chỉ cho các cháu nhỏ cắt, dán... đã tạo nên hình ảnh thi vị.

Ký ức mùa trăng

Ký ức mùa trăng

Tiến sĩ Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, đã thành truyền thống bao đời nay, hằng năm, đến ngày Rằm tháng Tám (âm lịch), người dân nhiều nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á thường có tập quán vui đón Tết Trung thu.

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Đưa tiểu cảnh vào nhà

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng muốn được gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, tiểu cảnh trong nhà đang là xu hướng trang trí của nhiều gia đình, góp phần tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà và mang lại cảm giác thư thái cho mọi người.

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Trung thu đang thành tết của người lớn?

Người được mệnh danh “thần đồng thơ” một thuở tiết lộ: “Tôi có đến 3 bài thơ về trăng đều viết vào dịp trung thu. Đó là bài “Trông trăng”; “Trăng sáng sân nhà em”; “Trăng ơi từ đâu đến”.

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Nhà văn Ma Văn Kháng: Gừng càng già càng cay

Ở tuổi 87, nhà văn Ma Văn Kháng vừa trở lại với văn đàn với tập truyện ngắn 'Chim trời bay về sau cơn mưa'. Qua tác phẩm, ông vẫn cho thấy dấu ấn văn chương của mình, đúng như kiểu 'gừng càng già càng cay' vậy.

Vị đoàn viên

Vị đoàn viên

Ở thời điểm này, người ta quan tâm nhiều về thị trường bánh trung thu của năm nay, xem có những lựa chọn nào, hương vị nào mới lạ. Một mùa trăng đoàn viên nhưng nhắc nhiều chắc cũng chỉ có chuyện ăn gì, đi chơi ở đâu… Đôi khi cái bánh tròn đầy, đủ vị nhưng giá trị đoàn viên thì cứ phai nhạt dần.

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Việt Nam trong mắt nhiếp ảnh gia

Cuộc thi ảnh Thiêng liêng cờ Tổ quốc lần 3 do Báo Người Lao Động tổ chức với giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng... Tổng kết mỗi quý, ban tổ chức sẽ công bố những bức ảnh lọt vào vòng sơ khảo.

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Câu chuyện sự cố ẩm thực và bảo vệ thương hiệu du lịch văn hóa

Vừa qua, gần 150 du khách đã phải nhập viện, điều trị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng, trong đó có 30 khách nước ngoài. Đến nay, toàn bộ người bị ngộ độc đã xuất viện. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, đăng trên Fanpage của tiệm, Facebook cá nhân bà chủ Trương Thị Phượng...

fb yt zl tw