Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Sa Pa đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch quốc tế

Từ ngày 15/8/2023, thời hạn thị thực (visa) điện tử được kéo dài từ 30 ngày lên 90 ngày; không giới hạn số lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch phát triển, các doanh nghiệp du lịch tại thị xã Sa Pa đang có nhiều giải pháp để khai thác thị trường khách quốc tế.

2.jpg

6 tháng đầu năm 2023, Sa Pa đón hơn 1,7 triệu lượt khách, trong đó hơn 11.000 lượt khách quốc tế, tăng 1.500 lượt so với cùng kỳ năm 2022. Theo bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa, bình quân, khách nước ngoài lưu trú tại Sa Pa 2 ngày/tuần. Thời gian lưu trú của khách quốc tế tại địa phương chưa cao bởi Sa Pa còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn có thể đem đến nhiều trải nghiệm cho du khách. Bên cạnh đó, visa có thời gian ngắn, giới hạn số lần xuất - nhập cảnh cũng ảnh hưởng tới thời gian khách lưu trú.

5.jpg

Tuy nhiên, thị trường du lịch những tháng cuối năm được dự báo tiếp tục bùng nổ nhờ chính sách visa mới sắp có hiệu lực. Ngay từ thời điểm này, các doanh nghiệp du lịch tại Sa Pa đã triển khai xây dựng nhiều chương trình, sản phẩm du lịch mới. Nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ đã liên kết hợp tác với nhau để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, trong đó Sa Pa Local hiện là nhóm câu lạc bộ hoạt động phục vụ khách quốc tế hiệu quả, được đánh giá cao. Mục tiêu của Sa Pa Local là “Đến với Sa Pa là đến với vùng bản địa”, nên thay vì giới thiệu, quảng bá những điểm, sản phẩm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa, Sa Pa Local tìm tòi, khám phá những điểm mới, những bản làng nguyên sơ, nơi người dân bảo tồn được những giá trị truyền thống. Vũ Ngọc Hướng, người sáng lập Sa Pa Local cho biết: Tôi xây dựng và tổ chức các tour du lịch đậm chất bản địa, nơi gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc; tìm đến những người bản địa chung ước mơ, cùng chia sẻ những hiểu biết về thiên nhiên, văn hóa truyền thống và giúp du khách có chuyến đi tuyệt vời.

4.jpg

Ngoài chính sách visa, sau đợt cao điểm hè dành cho khách nội địa, từ giữa tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau được xem là “mùa vàng” để đón khách quốc tế. Hiện tại, nhiều đơn vị đã lên kế hoạch tổ chức lại sản phẩm, nâng cấp dịch vụ, sẵn sàng đón khách quốc tế, nhất là dòng khách sẵn sàng chi tiêu cao. Tại khu nghỉ dưỡng Lasxik Ecolodge, mỗi tháng đón khoảng 1.300 - 1.500 khách, trong đó 95% khách quốc tế, công suất phòng đạt 75%. Là khu nghỉ dưỡng chủ yếu đón khách nước ngoài, Lasxik Ecolodge đã kết hợp phong cách hiện đại và truyền thống trong bài trí cũng như phục vụ du khách, đồng thời đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường.

Vào mùa cao điểm khách quốc tế, kèm với chính sách visa mới có hiệu lực, khu nghỉ dưỡng kỳ vọng lượng khách tăng từ 10% - 20%, mỗi tháng đón khoảng 1.800 - 2.000 lượt khách quốc tế.

Ông Nguyễn Hoàng Thanh, quản lý Lasxik Ecolodge

3.jpg

Theo ý kiến của một số doanh nghiệp du lịch, thị trường khách lưu trú dài ngày đa số là khách châu Âu, Úc, Mỹ. Những thị trường này, khách sẽ phải lên kế hoạch xuất - nhập cảnh từ rất sớm. Khi chính sách visa mới có hiệu lực, các công ty du lịch mới có thể xây dựng chương trình tour. Nếu mọi việc thuận lợi thì vào tháng 10, 11 sẽ là thời gian cao điểm đón khách quốc tế.

1.jpg

Năm 2023, Sa Pa đặt mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 200.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng. Để đón đầu dòng khách quốc tế, Sa Pa ưu tiên nguồn lực và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hình thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, gắn với thế mạnh về tài nguyên du lịch đặc trưng, riêng có, như du lịch trải nghiệm văn hóa gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc Sa Pa với chủ đề “Sa Pa - xứ sở trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; du lịch “Thiên đường nghỉ dưỡng núi”; “Sa Pa - xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại và thể thao mạo hiểm hấp dẫn”; du lịch chinh phục đỉnh cao; du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe...

Sa Pa kỳ vọng thời gian lưu trú của khách quốc tế vào những tháng cuối năm sẽ tăng gấp đôi (4 ngày/tuần). Do vậy, bên cạnh sự cố gắng của doanh nghiệp du lịch, đòi hỏi các ngành nghề liên quan cần đồng hành để khai thác tốt nhất những lợi thế mà chính sách mới mang lại.

Bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa.

Sa Pa hiện có 1.373 cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ, trong đó có 711 cơ sở lưu trú, với 8.107 phòng; 283 cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ lưu niệm và quà tặng du lịch; vận tải khách; các điểm, dịch vụ check-in… đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

fb yt zl tw