Ra mắt tác phẩm "Chuyện kể của một đại sứ"

Ngày 28/6, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Liên Việt Books đã giới thiệu tác phẩm "Chuyện kể của một đại sứ" của nhà văn Nguyễn Chiến Thắng, nguyên là đại sứ của Việt Nam tại các nước Pháp, Algeria và Campuchia.

Bìa cuốn "Chuyện kể của một đại sứ".

Bìa cuốn "Chuyện kể của một đại sứ".

Cuốn sách “Chuyện kể của một đại sứ” là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Chiến Thắng, ghi lại những câu chuyện mà ông gặp và ghi nhớ trong những năm tháng làm đại sứ ở các nước.

Những câu chuyện này cho thấy phần nào cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của một đại sứ - người đại diện cho quốc gia, dân tộc ở trên phương diện đối ngoại, được thể hiện qua ngòi bút của một nhà văn.

Cái nhìn của ông về mọi sự việc, sự kiện, hay các cá nhân đều rất tinh tế và sâu sắc, nhiều liên tưởng và giàu cảm xúc. Sách dù của một người làm chính trị viết nên nhưng lại ít màu sắc chính trị, mà đầy ắp những sắc màu, không gian văn hóa, nhân văn, những chân dung đáng kính, đáng mến, đáng ngưỡng mộ.

Nhà văn Nguyễn Chiến Thắng thường được đồng nghiệp, bạn đọc biết đến với bút danh Thăng Sắc. Ông là người dành trọn cả cuộc đời cho công tác ngoại giao, và từng là đại sứ ở các nước Pháp, Algeria và Campuchia. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.

Đại sứ, nhà văn Nguyễn Chiến Thắng.

Đại sứ, nhà văn Nguyễn Chiến Thắng.

Nhà văn Nguyễn Chiến Thắng từng viết tiểu thuyết, truyện ngắn, ghi chép, bút ký. Tiểu thuyết của ông có thể kể đến: “Ngụ cư”, “Chú Tư, con là ai”, “Láng giềng”, “Đi trong lốc xoáy”, “Những đóa sen màu xanh”, “Những ngày không em”. Ngoài ra còn có tập truyện ngắn “Chớp mắt cùng số phận”; bút ký “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” (in chung) và mới nhất là “Chuyện kể của một đại sứ”. Ông có một số tiểu thuyết, truyện ngắn đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và phim truyền hình.

Cuốn “Chuyện kể của một đại sứ” ngoài 2.000 bản in thường còn có 100 bản đặc biệt in trên giấy mỹ thuật và 12 bức minh họa được họa sĩ Phạm Hà Hải vẽ trên giấy dó. Đây được coi như một món quà mà tác giả dành tặng cho những người đọc đã luôn yêu mến ông từ những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn mà ông đã viết trong nhiều năm qua dưới bút danh Thăng Sắc.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fb yt zl tw