Ra mắt cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của vua Quang Trung

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách Quang Trung - Anh hùng dân tộc (1788 - 1792) của nhà nghiên cứu sử học và văn học Hoàng Thúc Trâm với bút danh chính là Hoa Bằng. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc về lịch sử Việt Nam, khắc họa cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung.

Cuốn sách Quang Trung - Anh hùng dân tộc (1788 - 1792) của Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm).

Dưới ngòi bút linh hoạt, đầy sức hấp dẫn của Hoa Bằng, cùng những tư liệu quý vừa phong phú, vừa mới mẻ, tầm vóc và tài năng của hoàng đế Quang Trung hiện lên vô cùng sống động, được tác giả làm sáng rõ với những nhận định, đánh giá xác đáng.

Cuốn sách gồm gần 400 trang, được chia thành 4 phần: “Quật khởi”, “Bắc tiến”, “Đối ngoại” và “Nội trị”, khắc họa một cách sinh động về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung, cũng như các thành tích quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa thời Tây Sơn.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1944, trải qua nhiều lần tái bản với nhiều nhà xuất bản khác nhau. Nhằm tiếp tục gìn giữ, kế thừa, tiếp bước, phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của phong trào Tây Sơn và tỏ lòng thành kính, tri ân những đóng góp của người anh hùng “áo vải cờ đào”, "trí dũng song toàn", Quang Trung - Nguyễn Huệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quang Trung - Anh hùng dân tộc (1788 - 1792). Nội dung cuốn sách được lấy theo bản in năm 1998 do Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam cung cấp.

Viết lời giới thiệu cuốn sách, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Liễn - Ủy viên Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam cho biết, với cuốn Quang Trung - Anh hùng dân tộc, Hoa Bằng đã cắm một cái mốc chắc chắn, không ai quên được khi muốn tiếp tục nghiên cứu cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cùng vương triều Tây Sơn.

Có thể nói, tất cả các thành tích quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hóa thời Tây Sơn cũng như tầm vóc, tài năng của Nguyễn Huệ đã được Hoa Bằng làm sáng rõ và đánh giá xác đáng qua tác phẩm quan trọng này. Ngòi bút viết về người anh hùng Nguyễn Huệ của Hoa Bằng rất tươi tắn, linh hoạt, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Liễn chia sẻ.

Theo TTXVN null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fb yt zl tw