Quýt ngọt xứ Mường

Cuối năm, thời tiết vùng cao, biên giới huyện Mường Khương (Lào Cai) rét đậm, đồng bào Pa Dí, Bố Y, Nùng Dín... sinh sống trên vùng núi đá San Sả Hồ, Lao Chải, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ nhộn nhịp thu hoạch quýt ngọt.

Năm nay quýt được giá, thương lái đến tận vườn thu mua, nhiều hộ thu về hàng trăm triệu đồng, niềm vui lan tỏa trên vùng đất "thừa đá, thiếu nước", gian khó của tỉnh Lào Cai.

Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mường Khương thu hoạch quýt.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mường Khương thu hoạch quýt.

Dịp cuối năm, thời tiết vùng cao Mường Khương rét đậm, chúng tôi lên "trung tâm" quýt ngọt Lao Chải nằm ngay sát biên giới Việt Nam-Trung Quốc, chứng kiến bà con dân tộc Bố Y ở đây nhộn nhịp đổi công giúp nhau thu hoạch quýt chín, đóng gói, xếp lên xe ô-tô chuyển về Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh cho thương lái đầu mối. Vợ chồng anh Giàng Seo Bình, dân tộc Bố Y mải miết thu hái, bao gói và xếp cẩn thận từng thùng quýt lên xe, không quên dán theo địa chỉ gửi cho khách hàng ở các tỉnh, thành phố. Anh Bình cho biết, giao thông thuận lợi cho nên việc bán hàng cũng dễ dàng, thuận tiện. Vợ chồng anh chỉ việc đóng hàng vào thùng nhựa theo quy cách, dán kèm địa chỉ người nhận, xe ô-tô tải đến tận vườn vận chuyển giao cho người mua. Nhờ vậy, quýt đến tay người dùng bảo đảm tươi ngon, nguyên hương vị, không hư hỏng. Với gần 10.000 cây quýt trồng trên đồi nương thay cho trồng ngô như trước đây, trong đó có 4.000 cây đang cho thu hoạch, vụ này gia đình anh Bình bán ra thị trường khoảng 50 tấn quả, thu về hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí còn hơn 300 triệu đồng. Nhờ trồng quýt thay cây ngô, anh Bình xây được nhà kiên cố, mua xe ô-tô du lịch đời mới, có tiền gửi ngân hàng, con cái được học hành đầy đủ, là hộ sản xuất giỏi của huyện và tỉnh. Vườn nhà chị Lò Dìn Phủng, người Bố Y, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương có 8.000 cây quýt; trong đó, quýt đang trong thời gian thu hoạch có khoảng từ 3.500 đến 4.000 cây, còn lại là những cây đang trong độ tuổi từ một đến ba năm. Chị Phủng cho biết, vụ quýt năm nay được mùa được giá, dự ước sẽ thu hoạch được khoảng từ 30 tấn đến 40 tấn quả, thu về khoảng 400 triệu đồng. Nhờ trồng giống chín sớm và chín muộn, sản phẩm bán rải vụ từ tháng 8/2022 đến hết tháng 2/2023 nên không lo bị ép giá. Theo chị Phủng, trồng quýt cho thu nhập cao gấp 10 lần so với trồng ngô như trước đây.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương Lê Thanh Hoa, hiện có hơn 3.000 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở bảy xã vùng cao, trồng 815ha quýt trên đất đồi thay thế cây ngô, trong đó có 400ha đang cho thu hoạch, với tổng sản lượng gần 5.000 tấn/năm. Quýt được trồng nhiều nhất tại thị trấn Mường Khương và các xã lân cận như: Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ, Lùng Khấu Nhin, Nậm Chảy, Thanh Bình… Những năm trước, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cho nên ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân bán hàng thông qua các trang thương mại điện tử hoặc sử dụng điện thoại thông minh để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ vậy, hiện nay, bà con đã khai thác rất tốt lợi thế này để bán hàng, gửi hàng đi khắp các địa phương trên cả nước, tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. Năm nay, quýt Mường Khương giá bán cao hơn năm trước từ 2.000-3.000 đồng/kg, ước tính đem lại tổng thu khoảng gần 100 tỷ đồng. Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới đang thực hiện chuyển đổi cây trồng theo hướng hiệu quả kinh tế cao, dựa vào lợi thế đất đai và khí hậu, thổ nhưỡng sẵn có.

Thời gian tới, người dân Mường Khương không chỉ được các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ, mà tiến tới sẽ thành lập các tổ hợp tác liên kết sản xuất quýt tạo mối liên kết ngang giữa những người nông dân trồng quýt nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào và hỗ trợ nhau về mặt kỹ thuật. Đồng thời, các tổ hợp tác này cũng sẽ có vai trò tăng cường liên kết dọc giữa những người nông dân và các tổ chức tiêu thụ quýt trên địa bàn huyện như các siêu thị hoặc các chuỗi cửa hàng hoa quả sạch.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần thuốc AVAC Việt Nam hỗ trợ huyện Bảo Thắng 1.000 liều vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi

Công ty cổ phần thuốc AVAC Việt Nam hỗ trợ huyện Bảo Thắng 1.000 liều vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi

Trước diễn biến của dịch tả lợn châu Phi tại một số địa phương trong nước, Công ty Cổ phần thuốc AVAC Việt Nam đã phối hợp với Trạm Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng hỗ trợ 1.000 liều vắc-xin phòng, chống dịch tả lợn châu Phi cho hộ chăn nuôi tại một số địa phương trên địa bàn huyện Bảo Thắng.

Liên kết chuỗi để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm bền vững

Liên kết chuỗi để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm bền vững

Việc liên kết chuỗi để khôi phục nghề trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Bảo Yên với “bà đỡ” là Hợp tác xã Nấm Tam Đảo bước đầu chứng minh hiệu quả về kinh tế, mở ra hướng phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm bền vững tại huyện Bảo Yên nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh nói chung.

Tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" để phát triển kinh tế tập thể

Tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" để phát triển kinh tế tập thể

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng nay (17/7) Hội nghị Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Lào Cai đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường, Hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tìm ra các giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tập thể

Tìm ra các giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tập thể

Sáng 17/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế tập thể tỉnh Lào Cai nhằm đánh giá tình hình hoạt động, đồng thời trao đổi, động viên, khích lệ khu vực kinh tế tập thể, đặc biệt là các hợp tác xã thi đua lao động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Quyết tâm khôi phục vùng trồng chuối, dâu tằm tại huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên

Quyết tâm khôi phục vùng trồng chuối, dâu tằm tại huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên

Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã có buổi làm việc với UBND huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên về lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Buổi làm việc được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại huyện Bảo Yên kết hợp trực tuyến với huyện Bảo Thắng.

Thử sức với mô hình mới

Thử sức với mô hình mới

Khi hỏi về mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả ở địa phương, Chủ tịch UBND xã Liêm Phú (Văn Bàn) giới thiệu cho chúng tôi mô hình kinh tế của gia đình chị Dương Thị Hà - một phụ nữ đảm đang, vượt khó xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Lào Cai sẽ xây dựng 3 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Lào Cai sẽ xây dựng 3 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 1941/QĐ-BNN-VPĐP ngày 25/6/2024 về việc Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (đợt 2).

Để không bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Để không bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Tại cuộc họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và duy trì các xã đạt chuẩn nông thôn mới do UBND tỉnh tổ chức ngày 26/6, thật bất ngờ khi có tới 16 xã có khả năng bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đó là các xã: Pha Long, Bản Lầu, Bản Sen, Thanh Bình (Mường Khương), Lùng Vai, Bản Qua, Mường Vi, Mường Hum, A Mú Sung, Dền Sáng, Bản Xèo (Bát Xát), Nậm Đét, Cốc Lầu (Bắc Hà), Tân An, Tân Thượng (Văn Bàn), Tả Phời (thành phố Lào Cai).

fb yt zl tw