Quyết tâm hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa 100% trường học vào năm 2030

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chủ trì Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023, bàn nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới.

Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, được truyền hình trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

toan-canh-hn-17298328339171228249619-375-3187.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trung ương. Ảnh VGP

Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân của cả nước từ 83% trở lên

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm 2023, cả nước có gần 628.571 phòng học các cấp mầm non, phổ thông công lập, tăng 73.290 phòng học so với năm 2013; trong đó, số phòng học kiên cố là 545.375, đạt tỷ lệ kiên cố hóa là 86,6%, tăng 20,7% so với năm 2013.

Các trường phổ thông có nhiều cấp học có 45.912 phòng học; tỷ lệ kiên cố hóa trung bình khoảng 83,0%;

Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân của cả nước từ 83% trở lên (theo từng cấp học). Tuy nhiên, các vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thấp hơn bình quân của cả nước; tỷ lệ phòng học/lớp đối với cấp mầm non là 0,86 phòng học/lớp và tiểu học 0,97 phòng học/lớp THCS và THPT đã đáp ứng yêu cầu (tối thiểu 0,6).

kkh-2-5028-5472.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Về nhà công vụ cho giáo viên, trải qua thời gian, số lượng phòng công vụ giáo viên được xây dựng từ giai đoạn trước một phần đã xuống cấp, hư hỏng nặng không thể sử dụng.

Từ 2014 đến nay, do nguồn vốn trung ương hỗ trợ (trái phiếu Chính phủ là nguồn vốn chủ yếu để hỗ trợ các địa phương thực hiện kiên cố hóa và nhà công vụ cho giáo viên) cho lĩnh vực giáo dục hạn chế nên mới chỉ tập trung ưu tiên cho nhu cầu cấp bách là kiên cố hóa các phòng lớp học mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Theo số liệu thống kê hết năm 2023, nhu cầu nhà công vụ của các địa phương vẫn còn 10.794 phòng.

Hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia ủng hộ

Trong giai đoạn 2013 - 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tăng tỷ lệ phòng học kiên cố hóa ở các địa phương.

Cụ thể: trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xã hội hóa để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; số phòng học được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm là khoảng 36.000 phòng; số phòng công vụ cho giáo viên được đầu tư từ nguồn xã hội hoá trong 10 năm là khoảng 1.300 phòng.

Tổng kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33.000 tỷ đồng;

nth-0009-7871-6826-6463-2356.jpg
Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố.

Tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9ha.

Việc xã hội hóa giáo dục đang có những bước tiến tích cực, với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nhờ đó, học sinh và giáo viên có cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu và phương pháp giáo dục hiện đại.

Đề xuất cơ chế phù hợp, huy động nguồn lực xã hội hóa

Với trách nhiệm quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ trong việc xây dựng chương trình đầu tư công nhằm mục tiêu kiên cố hóa 100% trường học vào năm 2030, phát huy nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các dự án và nhiệm vụ khác. rà soát các chính sách để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, thu hút nhiều hơn nguồn lực xã hội cho việc này.

pttg-ltl-2-1729832866470696469850-50-0-1300-2000-crop-1729832870419463130673-9957-4761.jpg
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội; cần tính đến các yêu cầu phát sinh trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cùng chung tay góp sức cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho thế hệ trẻ.

Tại hội nghị đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023.

Tại Lào Cai, bên cạnh nguồn lực được Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã ưu tiên bố trí tối đa nguồn lực của địa phương và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của Nhân dân, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

dji-0544-8173-141.jpg
Đầu tư xây dựng trường học tại xã vùng cao biên giới Dìn Chin, huyện Mường Khương.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học giai đoạn 2021 - 2025 với tổng số 255 danh mục công trình để đầu tư xây dựng 1.918 phòng học, phòng học bộ môn; 52 nhà hiệu bộ; 26 nhà văn hóa dân tộc; 27 nhà kho; 1.186 phòng ở cho học sinh bán trú và công vụ giáo viên; 78 nhà bếp, nhà ăn; 65 công trình vệ sinh; 21 nhà đa năng. Kinh phí thực hiện trên 3.452 tỷ đồng (trong đó: vốn Chương trình mục tiêu quốc gia hơn 794 tỷ đồng; ngân sách tỉnh gần 2.248 tỷ đồng; ngân sách huyện hơn 383 tỷ đồng; huy động khác gần 27 tỷ đồng).

Tỉnh đã kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển các trường ngoài công lập, hiện, toàn tỉnh có 15 trường ngoài công lập; 26 trung tâm, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố của Lào Cai đạt 82%, trong đó, phòng học ở trường chính tỷ lệ kiên cố đạt 98%, tăng 25% so với năm 2013; đảm bảo tỷ lệ 1 phòng/lớp; có 1.909 phòng công vụ giáo viên, tăng 804 phòng so với năm 2013.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

Chủ động, tích cực tham gia xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Điện thoại di động dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chất lượng dạy và học. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, trường học đã đưa ra biện pháp hạn chế hoặc cấm triệt để nhằm bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.

Vì tương lai trẻ thơ

Vì tương lai trẻ thơ

Trong những năm qua, công tác cải thiện dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm, nhằm hướng đến thế hệ tương lai phát triển toàn diện về trí tuệ và tầm vóc.

fbytzltw