Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Quy hoạch - thực tế và tầm nhìn phát triển

Quy hoạch - thực tế và tầm nhìn phát triển

Năm 2023 khép lại với nhiều dấu mốc quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai khi nhiều đồ án khó, phức tạp được hoàn thành, phê duyệt.

Trong đó phải kể đến Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040; Quy hoạch chung xây dựng dọc sông Hồng... Đằng sau các đồ án quy hoạch chất lượng ấy là sự vào cuộc với tinh thần cao nhất của các đơn vị chuyên môn, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch.

baolaocai_qh (2).jpg

Ngày 16/3/2023, khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố kết quả Hội đồng thẩm định nhà nước nhất trí thông qua Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các cán bộ làm công tác quy hoạch của sở, ngành hôm ấy đều không khỏi xúc động. Không chỉ được ghi nhận là một trong những địa phương có tiến độ lập, trình hồ sơ thẩm định nhanh (là địa phương thứ 5 cả nước), quy hoạch tỉnh Lào Cai còn được đánh giá cao ở chất lượng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược nhờ sự chuẩn bị công phu và nguồn dữ liệu đồ sộ.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện lập quy hoạch - thì từ cuối năm 2019, tỉnh đã trình và được Thủ tướng Chính phủ thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh ngày 13/12/2019. Quá trình lập quy hoạch diễn ra từ tháng 4/2020 đến tháng 11/2021. Ngoài ra, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo 18/18 sở, ngành có ý kiến tham gia và giải trình ý kiến của các bộ, ngành Trung ương; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành phương án phát triển vùng và liên vùng. Sau khi có bản dự thảo hoàn chỉnh, tỉnh đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương, 13 tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc và tỉnh giáp ranh vùng là Vĩnh Phúc.

baolaocai_qh (3).jpg

Nội dung cơ bản của Quy hoạch tỉnh Lào Cai gồm 1 trục động lực, 2 cực phát triển, 3 vùng kinh tế, 4 trụ cột tăng trưởng, 5 nhiệm vụ trọng tâm là sự đúc kết của trí tuệ tập thể, khẳng định tầm nhìn và khát vọng của Lào Cai vươn lên trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và theo Nghị quyết 11 ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong số các đồ án quy hoạch được phê duyệt, Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch quốc gia Sa Pa là một trong những đồ án quan trọng đã hoàn thành sau nhiều năm chờ đợi. Đây chính là chìa khóa để xây dựng và phát triển Khu Du lịch quốc gia Sa Pa trở thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước; là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.

baolaocai_qh (4).jpg

Để hoàn thiện quy hoạch này, kiến trúc sư Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Ngay từ khâu nghiên cứu quy hoạch, đồ án đã được xin ý kiến cộng đồng dân cư, các cấp, các ngành, tham vấn ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Đồ án Quy hoạch Khu Du lịch quốc gia Sa Pa qua nhiều vòng thẩm định đã được các chuyên gia khẳng định là có chất lượng và tầm nhìn dài hạn, định hướng, tạo không gian phát triển rõ nét cho Sa Pa đến năm 2040.

Việc lập Quy hoạch Khu Du lịch quốc gia Sa Pa thực sự là thách thức với các chuyên gia quy hoạch, bởi Sa Pa là đô thị đặc biệt ở Việt Nam, là thương hiệu không chỉ của Lào Cai mà của cả nước và quốc tế. Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, đây là quy hoạch rất khó bởi Sa Pa có địa hình hiểm trở, quỹ đất ít, nhu cầu xây dựng lớn, yêu cầu bảo vệ cảnh quan nghiêm ngặt, thiết kế kiến trúc phải đảm bảo hài hòa hiện đại với truyền thống. Công tác quy hoạch phải làm rõ việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Khách du lịch ngày càng đông trong khi quỹ đất ngày càng thu hẹp, việc tính toán lưu lượng khách như thế thì bao nhiêu khách sạn, nhà nghỉ đã là cả một vấn đề.

Ngoài 2 quy hoạch mang ý nghĩa quan trọng nêu trên, các đồ án được hoàn thành, phê duyệt là Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý, Quy hoạch chung xây dựng dọc sông Hồng, Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đều là những quy hoạch khó, phức tạp được thực hiện qua nhiều năm.

baolaocai_qh (5).jpg

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Quân, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quy hoạch xây dựng Lào Cai, chủ trì Quy hoạch chung đô thị du lịch Y Tý cho biết: Để ra đời bản quy hoạch này, 30 kiến trúc sư đã phải lăn lộn ở Y Tý hằng năm thực hiện thu thập thông tin, khảo sát quỹ đất, thiết kế kiến trúc cảnh quan, môi trường, soạn thảo nội dung, xuất bản hồ sơ… Thách thức đặt ra là xây dựng đô thị du lịch Y Tý phải gắn với bảo tồn, giữ gìn văn hóa bản địa, trong đó đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào Hà Nhì.

Quy hoạch bản chất là sắp xếp đời sống của một cộng đồng dân cư theo định hướng. Sản phẩm quy hoạch là trí tuệ của tập thể, quy hoạch theo từng bậc với sự tham gia của nhiều ngành, lĩnh vực và các tầng lớp xã hội. Sự hiểu biết về vùng đất giúp kiến trúc sư có thể phác thảo những bản quy hoạch phù hợp với thực tế. Như tại Y Tý, từ những năm 2008 - 2011, kiến trúc sư Nguyễn Văn Quân và đồng nghiệp đã thu thập thông tin phục vụ lập các đồ án quy hoạch, với anh thì từng thôn, bản, từng con đường, từng khu rừng, con suối đã thuộc như lòng bàn tay.

Cùng với quy hoạch Sa Pa thì Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, được thẩm định qua nhiều bộ, ngành Trung ương, vì vậy trong quá trình thực hiện đã huy động sự tham gia công sức, trí tuệ rất lớn của đội ngũ những người làm công tác quy hoạch. Trong khi đó, quy hoạch chung xây dựng dọc sông Hồng lại có ý nghĩa đặc biệt bởi trong các địa phương có sông Hồng chảy qua thì Lào Cai là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, địa phương đầu tiên đặt bài toán quy hoạch để quản lý, định hướng phát triển.

baolaocai-yk-4-2651.jpg

Khó khăn với những người làm quy hoạch là làm sao phải định hình được cho cả một không gian rộng lớn kéo dài từ Lũng Pô đến Bảo Hà - Tân An dài 128 km, lấy sông Hồng làm trục chính. Những đô thị hiện hữu như thành phố Lào Cai, Phố Lu, Bát Xát được mở rộng ra sao, các đô thị, khu chức năng như Bản Vược - Lũng Pô, Cốc Mỳ - Trịnh Tường, Cam Cọn, Bảo Hà - Tân An… sẽ được định hình thế nào trong những năm tới là bài toán khiến những người làm công tác quy hoạch phải tính toán thận trọng...

Những đồ án quy hoạch khó và phức tạp được phê duyệt, hoàn thành thời gian qua khẳng định sự quan tâm, đầu tư của tỉnh Lào Cai và đội ngũ những người làm công tác quy hoạch. Theo kiến trúc sư Nguyễn Thế Tài, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, để có những bản quy hoạch chất lượng, người làm quy hoạch cần kết hợp hài hòa giữa những vấn đề thực tế đặt ra và có tầm nhìn phát triển. Một số nước phát triển quy hoạch định hình cách đây cả trăm năm đến nay vẫn thực hiện. Tầm nhìn và thực tế phải có mối quan hệ biện chứng với nhau. Những người làm quy hoạch phải biết biến tầm nhìn, định hướng thành đồ án quy hoạch. Điều này đòi hỏi phải am hiểu nội dung, lĩnh vực ngành thực hiện và các kiến thức chuyên ngành liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw